Thứ Năm, 24/12/2015 14:32

Các ngân hàng châu Âu tinh giản biên chế

Theo các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính buộc các ngân hàng phải thực hiện chính sách “khắc khổ” hơn là do tăng trưởng kinh tế trì trệ, công nghệ đổi mới và các quy định chặt chẽ hơn về vốn.

Ảnh minh họa

10 ngân hàng lớn nhất châu Âu cho biết họ đã có kế hoạch cắt giảm hơn 130.000 việc làm trong 6 tháng cuối năm 2015 trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh cắt giảm chi phí, sáp nhập và tái cơ cấu. Mới đây nhất hồi đầu tháng 12/2015, ngân hàng Hà Lan Rabobank đã cho biết sẽ cắt giảm 9.000 việc làm.

Trước đó, từ tháng 6, một loạt các “ông lớn” như Deutsche Bank, UniCredit, Credit Suisse, HSBC và Standard Chartered cũng công bố kế hoạch mạnh tay tinh giản bộ máy hoạt động của họ. Theo số liệu từ hãng tin Reuters, 18 ngân hàng hàng đầu châu Âu đã “xóa sổ” tổng cộng 78.000 việc làm trong hai năm 2013 và 2014, tương đương 4,1% tổng số nhân viên. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa là gì so với mức 7,3% số việc làm bị cắt giảm được ghi nhận tại 6 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Mặc dù số việc làm dự kiến cắt giảm kể từ tháng 6 năm nay (130.000 việc làm) thậm chí còn ít hơn trong hai năm 2013 và 2014 cộng lại (78.000 việc làm), nhiều chuyên gia vẫn cho rằng vẫn cần phải tinh giản hơn nữa để giúp gia tăng lợi nhuận.

Ngoài sáp nhập, tiến bộ trong công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các ngân hàng sa thải nhân viên sau khi đóng cửa các chi nhánh hoặc chuyển sang những hệ thống tự động sử dụng ít nhân lực hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.

Bên cạnh đó, tình hình khó khăn cũng đang làm khó hệ thống ngân hàng. Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định tăng lãi suất sau gần một thập niên thì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại đang “rục rịch” tiếp tục nới lỏng các chính sách tiền tệ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi năm ngoái, trong số 300 ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu, chỉ có 30% ngân hàng trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có đủ khả năng kiến tạo tỷ lệ lợi nhuận hợp lý so với con số 80% của Mỹ. Chris Wheeler, chuyên gia về ngân hàng thuộc Atlantic Equities, nhận định các ngân hàng của Mỹ đang làm những điều cần thiết và đang tiến bộ. Tuy nhiên, sự thay đổi không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Các chuyên gia phân tích đến từ ngân hàng Morgan Stanley nhận định khi có thể cắt giảm việc làm một cách nhanh chóng, các ngân hàng châu Âu sẽ có thể thu hẹp khoảng cách về lợi nhuận với các đối thủ đến từ Mỹ từ 3 đến 4 điểm phần trăm vào năm 2017.

Phương Nga

tbnh

Các tin tức khác

>   Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2016 (24/12/2015)

>   Trung Quốc kéo dài thời gian giao dịch Nhân dân tệ từ 04/01/2016 (24/12/2015)

>   Philippines thông qua ngân sách kỷ lục cho năm 2016 (24/12/2015)

>   Dầu tăng vọt gần 4% khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm (24/12/2015)

>   Vàng giảm 2 phiên liên tiếp khi đồng USD tăng mạnh trước Lễ Giáng sinh (24/12/2015)

>   OPEC dự báo giá dầu sẽ tăng (23/12/2015)

>   Nike công bố lợi nhuận tăng vọt 20% (23/12/2015)

>   Đức đặt mục tiêu cất giữ trong nước 1.700 tấn vàng vào năm 2020 (23/12/2015)

>   Dân Zimbabwe sẽ đi chợ bằng Nhân dân tệ? (23/12/2015)

>   Eurozone đồng ý giải ngân 1 tỷ euro cho Hy Lạp thanh toán nợ (23/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật