Thứ Sáu, 18/12/2015 15:54

BOJ bất ngờ tăng cường mua ETF cho gói QE

NHTW Nhật Bản (BoJ) đã khiến các thị trường bất ngờ vào ngày thứ Sáu khi công bố kế hoạch tăng cường mua vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và kéo dài thời gian đáo hạn của lượng trái phiếu mà ngân hàng này mua vào để khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế.

* Kinh tế Nhật né được suy thoái kỹ thuật

* Fed có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm 2016

* Fed chính thức nâng lãi suất lần đầu tiên từ năm 2006

Theo chương trình mới này, BOJ cho biết mỗi năm sẽ mua vào 300 tỷ JPY (tương đương 2.45 tỷ USD) ETF, bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp chủ động đầu tư vào vốn con người và vốn vật chất.

Kế hoạch của BOJ sẽ bắt đầu với việc mua vào các ETF mô phỏng chỉ số JPX-Nikkei Index 400, vốn sàng lọc theo một số tiêu chí như quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà đầu tư.

Dự kiến, chương trình mua ETF mới sẽ bắt đầu vào tháng 4/2016 và được tiến hành song song với chương trình mua ETF hiện tại có quy mô 3 ngàn tỷ JPY mỗi năm.

Cũng tại cuộc họp ngày thứ Năm, BOJ thông báo giữ nguyên lãi suất và cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch gia tăng cơ sở tiền tệ thêm 80 ngàn tỷ JPY mỗi năm như kỳ vọng.

“Thống đốc (Haruhiko) Kuroda thích sự bất ngờ và hôm nay ông đã đem lại bất ngờ cho các thị trường”, nhận định của Marcel Thieliant, nhà kinh tế cấp cao người Nhật Bản tại Capital Economics trong báo cáo ngày thứ Sáu.

Sau quyết định của BOJ, Nikkei 225 đảo chiều tăng mạnh gần 3% trước khi quay đầu đi xuống trở lại. Đồng USD tăng so với đồng JPY vào đầu phiên và lên tới 123.58 JPY so với mức 122.40 JPY trước khi có quyết định của BOJ.

Theo thông báo của BOJ, chương trình ETF mới một phần xuất phát từ mục đích hạn chế các tác động tiềm tàng đến thị trường của việc bán ra số cổ phiếu mà ngân hàng này đã mua từ các tổ chức tài chính từ năm 2002. Theo ước tính, BOJ có thể mất tới 10 năm để bán hết số cổ phiếu này với tốc độ khoảng 300 tỷ JPY mỗi năm.

BOJ cũng cho biết sẽ thay đổi thời gian đáo hạn bình quân của lượng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) mua vào lên 7-12 năm vào năm tới, từ mức khoảng 7-10 năm vào cuối năm nay.

Biến động cặp tỷ giá USD/JPY sau quyết định của BOJ

Nguồn: CNBC

Biến động chỉ số Nikkei 225 sau quyết định của BOJ

Nguồn: CNBC

Được biết, kinh tế Nhật Bản đã không rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý 3 vừa qua nhờ sự cải thiện của hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của nước này tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với mức giảm 0.8% theo số liệu sơ bộ được công bố trước đó.

Hơn nữa, kết quả này cũng mạnh hơn nhiều so với dự báo tăng trưởng 0.1% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters. So với quý 2, GDP của Nhật Bản tăng 0.3%, trái với mức sụt giảm 0.2% được công bố trước đó./.

Các tin tức khác

>   Đi vay, Chính phủ Nhật được trả lãi (02/03/2016)

>   Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc: Sẽ tiếp tục suy yếu? (18/12/2015)

>   Vì sao đồng peso Argentina lao dốc 30%? (18/12/2015)

>   Ngân hàng Trung ương Mexico tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% (18/12/2015)

>   Vàng chìm xuống mức thấp nhất từ 2009 (18/12/2015)

>   Dầu lao xuống dưới 35 USD/thùng, khí thiên nhiên sụt liền 7 phiên (18/12/2015)

>   Đồng tiền nào bị ảnh hưởng mạnh nhất từ động thái nâng lãi suất của Fed? (17/12/2015)

>   Hong Kong tăng lãi suất cơ bản ngay sau quyết sách của Fed (17/12/2015)

>   Vàng trượt mốc 1,070 USD/oz sau tuyên bố nâng lãi suất của Fed (17/12/2015)

>   Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu (17/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật