Thứ Hai, 23/11/2015 08:00

SCIC thoái vốn, cổ đông Sa Giang sẽ được trọn vẹn quyền lợi

Câu chuyện thoái vốn của SCIC sẽ mang nhiều ý nghĩa với một doanh nghiệp mà thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường không chỉ trong mà còn ngoài nước như Sa Giang. Và khi đó cổ đông của Sa Giang sẽ được hưởng các quyền lợi trọn vẹn hơn.

SGC nổi tiếng với thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang

Chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Được thành lập vào những năm 1960, với 55 năm kinh nghiệm, CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Hoạt động chính của Sa Giang là sản xuất và mua bán thực phẩm bánh phồng tôm với sản lượng 6,000 tấn/năm. Tỷ trọng hàng nội địa / xuất khẩu của Sa Giang hiện nay là 40/60.

Sản phẩm của Sa Giang chủ yếu được xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường chính yếu là châu Âu với lượng đơn hàng ổn định hàng năm. Đây là thị trường lớn và khó tính với nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng với việc áp dụng nghiêm ngặt các quy trình quản lý chất lượng vào tất cả các sản phẩm, Sa Giang đã đáp ứng được thị trường khó tính này. Hiện nay sản phẩm của Sa Giang được tiêu thụ ở các nước chủ yếu như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan ngoài ra còn có các nước khác như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan, Áo, Hy Lạp, Cộng Hoà Séc, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Marốc, Nga, Nigeria.

Bên cạnh đó, Sa Giang cũng có hệ thống phân phối nội địa phủ khắc cả nước với kênh siêu thị, đại lý ủy quyền và các chợ đầu mối truyền thống. Hiện thị phần bánh phồng tôm trong nước của Sa Giang đã chiếm hơn 80%.

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Sa Giang tăng trưởng đều hàng năm về sản lượng cũng như doanh thu. Chỉ riêng năm 2014 lợi nhuận giảm nhẹ do giá nguyên vật liệu như tôm, bột, các loại bao bì, chi phí tăng thêm.

Tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của Sa Giang đã gần bằng với cả năm 2014. Riêng tỷ suất lãi gộp biên đã vọt lên 19.21%, và hàng năm đều duy trì trên mức 16%. Điều này giúp kết quả kinh doanh của Sa Giang an toàn hơn trước những biến động của thị trường. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Sa Giang tăng tới 35% so cùng kỳ khi đạt 16.5 tỷ đồng.

Chỉ số hoạt động kinh doanh của SGC qua các năm

Với kết quả kinh doanh ổn định, các chỉ số tài chính của Sa Giang cũng cho thấy SGC khá an toàn khi không vay nợ dài hạn, trong khi vay ngắn hạn chỉ ở mức thấp nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty luôn được đảm bảo tích cực qua các năm. Thêm vào đó, EPS của Sa Giang luôn trên mức 2,500 đồng, năm 2011 đạt mức khá cao tới 7,346 đồng. Sa Giang cũng sử dụng đồng vốn của cổ đông khá hiệu quả khi ROE nằm trong mức 15-46% từ năm 2011 đến nay.

Điểm đáng chú ý, mỗi năm cổ đông của Sa Giang còn nhận được một khoản cổ tức ổn định và thu hút. Nếu như trong 3 năm từ 2009-2011, Sa Giang đều đặn chi cổ tức bằng tiền mặt 20% thì từ năm 2012 đến nay, con số này đã được tăng lên 25%.

Một số chỉ số tài chính của Sa Giang từ 2011 đến nay

Ban điều hành muốn mua cổ phần từ SCIC

Với bàn đạp vững chắc từ chất lượng sản phẩm cho tới thị trường của bánh phồng tôm, Sa Giang cũng đang phát triển thêm sản phẩm từ gạo, thịt và nước uống đóng chai với sản lượng hàng năm ở mức 600 tấn. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp Sa Giang tăng thêm nguồn thu trong tương lai. Theo đó công ty đặt kế hoạch sản lượng hàng năm sẽ tăng từ 10-15% và tìm kiếm thêm những thị trường mới.

Nhờ đó, từ khi niêm yết (2009) đến nay, giá cổ phiếu SGC đã có mức bứt phá hơn 158%, đó là chưa tính lúc đỉnh cao tới 52,000 đồng/cp. Và sắp tới đây, khi SCIC thoái gần 50% vốn thì thanh khoản cổ phiếu SGC được kỳ vọng sẽ sôi động hơn. Được biết, SCIC đang sở hữu hơn 3.56 triệu cp SGC, nếu tính theo giá đóng cửa ngày 17/11 là 34,900 đồng/cp thì số cổ phần này có trị giá hơn 124 tỷ đồng. Một mức sinh lời khá cao so với thời điểm SGC niêm yết lần đầu tiên trên HNX thì trị giá khoản đầu tư của SCIC chỉ ở mức khoảng 53 tỷ đồng. Đó là chưa tính những khoản cổ tức hời mà SCIC nhận được từ SGC trong thời gian qua.

Ngoài SCIC là cổ đông lớn, hiện cổ đông nội bộ và người có liên quan đang nắm giữ hơn 40% vốn tại SGC.

Biến động giá cổ phiếu SGC từ khi niêm yết đến nay

Đại diện Sa Giang tiết lộ, Ban điều hành và người có liên quan sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phần SGC và thậm chí mua lại số cổ phần SCIC thoái để không bị phân tán trong cơ cấu cổ đông cũng như giúp công ty hoạt động ổn định lâu dài. Điều này cũng dễ hiểu khi dàn lãnh đạo của SGC đều là những người có thâm niên gắn bó lâu năm với công ty.

Rõ ràng, với thương hiệu cũng như chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay, việc SCIC thoái vốn sẽ cho thấy khả năng độc lập cũng như sức cạnh tranh trên thị trường của Sa Giang ngày càng cao. Và khi đó cổ đông của Sa Giang kỳ vọng được hưởng các quyền lợi trọn vẹn hơn từ những chỉ số kinh doanh ổn định, cổ tức thu hút./.

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 20/11 (20/11/2015)

>   MBG: Đưa vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ (19/11/2015)

>   PTKT phiên chiều 19/11/2015: ADX đang lao dốc (19/11/2015)

>   Vietstock khai giảng lớp Lướt sóng-Nghệ thuật đầu tư ngắn hạn và Phân tích Kỹ thuật Bậc 2 (19/11/2015)

>   Vietstock khai giảng lớp Lướt sóng-Nghệ thuật đầu tư ngắn hạn và Phân tích Kỹ thuật Bậc 2 (21/11/2015)

>   Vietstock khai giảng lớp Lướt sóng-Nghệ thuật đầu tư ngắn hạn và Phân tích Kỹ thuật Bậc 2 (24/11/2015)

>   Vietstock Khai giảng lớp Lướt sóng-Nghệ thuật đầu tư ngắn hạn và Phân tích Kỹ thuật Bậc 2 (27/11/2015)

>   Vietstock Khai giảng lớp Lướt sóng-Nghệ thuật đầu tư ngắn hạn và Phân tích Kỹ thuật Bậc 2 (01/12/2015)

>   Cấp nước Hà Tĩnh bị cảnh cáo do nộp trễ hồ sơ đăng ký đại chúng (19/11/2015)

>   "Thất hứa" trả cổ tức, Chủ tịch L44 bị phạt 60 triệu đồng (19/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật