Thứ Tư, 04/11/2015 13:36

Dệt may bị “hiểu nhầm” vì không… khoa trương

Những doanh nghiệp Dệt may lớn của nước ta trong thời gian qua mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy mới rất nhiều với quy mô lớn nhưng không tổ chức động thổ, không khánh thành mà lặng lẽ âm thầm làm, điều này khiến nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng Dệt may không hề đầu tư phát triển”.

Đây là chia sẻ của ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại buổi hội thảo về cơ hội đầu tư cổ phiếu Dệt may do Sở GDCK Hà Nội (HNX) và CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) tổ chức cuối tuần trước (30/10).

Bị hiểu nhầm vì “âm thầm” đầu tư

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có định hướng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư trong 3 năm vừa qua và sẽ tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, dự kiến đến năm 2018 các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ chiếm từ 70 – 75% thị phần nội địa.

Tuy vậy, những doanh nghiệp dệt may lớn của nước ta trong thời gian qua mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy mới rất nhiều với quy mô lớn nhưng không tổ chức động thổ, không khánh thành mà lặng lẽ âm thầm làm, điều này khiến nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng dệt may không hề phát triển” – Ông Giang chia sẻ.

Đơn cử như May 10, ngay tại Long Biên - Hà Nội, trong giai đoạn 2014 – 2015, đơn vị này đã đầu tư 7 dự án lớn, tuy nhiên không có động thổ hay khánh thành, hiện tại các dự án này đều đã đi vào hoạt động. May 10 cũng đang bố trí một dự án nhà máy Comple tại khu vực Thiệu Đô, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

May Việt Tiến cũng đã đầu tư 9 – 10 dự án trong thời gian qua nhưng không hề công bố rầm rộ, hiện tại các dự án này đều đã đi vào sản xuất. Hay Tổng Công ty Dệt may Việt Nam – Vinatex, trong 2 năm vừa qua đã đầu tư 13 dự án kể cả Sợi – Dệt – Nhuộm – May tại cả 3 miền đất nước.

Khi được hỏi về vị thế của dệt may Việt Nam so với các nước láng giềng, ông Giang chia sẻ, nền công nghiệp dệt may nói chung của Campuchia hay Bangladesh thực tế chỉ sản xuất khâu cuối cùng của chuỗi sản phẩm là may, các nước này không có nền công nghiệp Dệt – Nhuộm như Việt Nam. Mặc dù sản phẩm của các nước này khi xuất sang thị trường Mỹ và EU đều không chịu thuế (thuế suất 0%), trong khi các sản phẩm từ Việt Nam chịu mức thuế từ 12% - 17% nhưng cần lưu ý rằng, từ trước khi TPP xuất hiện, Việt Nam vẫn cạnh tranh được với các nước này trên thị trường quốc tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may nước ta hiện ở mức 17%/năm, vượt xa so với Campuchia hay Bangladesh.

Nhiều nhà đầu tư cũng e ngại, doanh nghiệp FDI sẽ trở thành thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội địa nhưng theo phân tích của ông Giang, điều này không hẳn do ngành phụ trợ cho dệt may được hưởng lợi. Đặc biệt là các DN chuyên về may có được thị trường nguyên liệu cạnh tranh về giá, thời gian giao hàng, chất lượng và sản phẩm. Ngoài ra đây là cơ hội để doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi từ các nhà đầu tư FDI.

Nói về thách thức, ông Giang cho biết, tiền lương tăng nhanh thực tế đang là trở ngại cho sự phát triển với ngành dệt may, tính từ năm 2012 đến nay, tiền lương trong lĩnh vực sản xuất đã tăng tới 40%. Tuy nhiên, theo ông Giang, ngành dệt may của Việt Nam đang có sự chuyển dịch đang kể, cơ cấu sản xuất đang chuyển từ sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Khi vào thách thức, các doanh nghiệp phải tự đi tìm lối đi riêng cho mình, đó là quy luật tất yếu của thị trường” – ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định.

Là ngành hưởng lợi nhưng cũng gặp nhiều thách thức

Ông Giang cho biết, ngành dệt may luôn là ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi nhất từ TPP. Tuy vậy, có thể thấy chưa cần đến tác động của TPP, FTA trong thời gian tới thì dệt may đã có được sự tăng trưởng mạnh ngay từ khi gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng 17%-18%/năm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng khi TPP có hiệu lực là 25%/năm, kim ngạch xuất khẩu tới 2020 có thể vào khoảng 50-55 tỷ USD.

Khi mà ngành dệt may Việt nam trở thành thành viên của TPP sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Thứ nhất, Việt Nam sẽ có một sân chơi rộng, mang tính toàn diện và hàng rào thuế quan sẽ về mức 0% sau một lộ trình nhất định, trong khi hiện tại mức thuế mà chúng ta đang áp dụng là từ 12 – 17%. Thứ hai, khi Việt Nam đã tham gia trọn vẹn vào TPP, dòng đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ tạo đột phá trong chiến lược phát triển chung của ngành. Thứ ba, việc gia nhập TPP sẽ mang lại khả năng cọ xát cho các doanh nghiệp trong nước, đưa ngành dệt may phát triển không chỉ về chiều rộng và còn về chiều sâu. Thứ tư, việc đầu tư sâu rộng vào dệt may sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu vào các vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động theo hướng chuyên môn hóa.

Nhưng việc tham gia TPP mặc dù mang lại lợi ích to lớn, tuy nhiên không thể không kể đến những thách thức mà ngành dệt may gặp phải.

Nếu các doanh nghiệp không có một tầm nhìn chiến lược đầu tư dài hạn, quy mô lớn, thì sẽ rất khó khăn trong việc phát triển và giữ được cái thế đang có trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nguồn lực quản trị cao cấp đối với các doanh nghiệp FDI” – ông Giang nhận định.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cân đối giữa nhu cầu nội địa và xuất khẩu, bởi không chỉ thuế suất đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam về 0% mà thuế suất đối với nhập khẩu cũng sẽ về 0%, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữ mặt hàng dệt may của các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.

Không chỉ giữ thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng cần phải xác định tầm nhìn về phát triển thương hiệu trong nước. Hiện tại nước ta vẫn chưa có một thương hiệu dệt may đại diện của quốc gia để đi ra thị trường thế giới. Ngoài ra, một thách thức khác là về việc tạo ra chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo ra thế mạnh, giữa các doanh nghiệp dệt may lớn cùng các doanh nghiệp nhỏ để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Đăng Tùng

Các tin tức khác

>   Dấu ấn 10 năm đầu tư nước ngoài của Viettel (04/11/2015)

>   Doanh nghiệp phân bón yếu kém sẽ bị đóng cửa (04/11/2015)

>   Quỹ bình ổn xăng dầu ước còn 2,000 tỷ đồng (03/11/2015)

>   Cá tra Việt Nam tiếp tục chịu thuế chống phá giá (03/11/2015)

>   Bí thư Đinh La Thăng nói chuyện bò sữa với bà Mai Kiều Liên (01/03/2016)

>   Thép cuộn các-bon Việt Nam bị doanh nghiệp Mỹ kiện phá giá (03/11/2015)

>   Tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore chào giá 4 tỉ USD cho phần vốn Nhà nước ở Vinamilk (03/11/2015)

>   Vinalines đề xuất bán nguyên trạng Ụ nổi 83M (03/11/2015)

>   Vietnam Airlines bắt tay Tập đoàn Qantas để đầu tư cho Jetstar (02/11/2015)

>   Ấn Độ điều tra chống bán phá giá pin khô AA nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (02/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật