Thứ Hai, 30/11/2015 08:36

Chứng khoán toàn cầu “chạm trán” tuần quan trọng nhất năm 2015

Các thị trường tài chính toàn cầu sắp đón nhận một tuần kịch tính

“Tuần tới có thể là một trong những tuần quan trọng nhất của cả năm 2015”, theo nhận định của ông Marc Chandler, Trưởng phòng chiến lược ngoại hối tại Brown Borothers Harriman trên CNBC.

 

Trong khi chứng khoán Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Năm nhân Lễ Tạ ơn thì các thị trường khác trên thế giới lại diễn biến trái chiều vào sáng ngày thứ Sáu với giá trị giao dịch cực thấp trong phiên giao dịch ngắn hơn so thường lệ. Tâm điểm thị trường vẫn là tuần tới, một tuần đầy bận rộn đối với các nhà đầu tư thế giới.

Đầu tiên vào ngày thứ Hai, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể ra thông báo quyết định thêm đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào rổ tiền tệ dự trữ thế giới. Theo đó, NDT có thể được thêm vào rổ SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) của IMF, dù chủ yếu là mang tính tượng trưng, nhưng động thái này có thể đẩy đồng NDT tăng giá mạnh và gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu.

Động thái của IMF đối với đồng NDT đã được nhiều người dự đoán, nhưng Chandler nhận xét rằng vẫn chưa có gì chắc chắn về tỷ trọng của NDT trong rổ tiền tệ của IMF. Hiện tại tỷ trọng này được dự báo ở mức 15% hoặc có thể thấp hơn. “Lãi suất của Trung Quốc đang cao hơn của Mỹ nên tỷ trọng của NDT trong SDR càng cao thì áp lực trả lãi vay của các thị trường mới nổi càng lớn”.

Theo Chandler, động thái của IMF có thể kích thích đầu tư vào lĩnh vực tư nhân khi nhà đầu tư đổ tiền vào đồng NDT theo các ngân hàng trung ương nhưng ông vẫn còn hoài nghi về khả năng này.

Ngoài ra, báo cáo việc làm tháng 11 dự kiến được Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu cũng là một sự kiện đáng chú ý trong tuần tới vì đây là mảnh ghép quan trọng cuối cùng giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ra quyết định tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 15-16/12 tới.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Yellen Janet sẽ phát biểu không chỉ một mà đến hai lần vào tuần tới. Theo đó, bà sẽ giải trình trước Ủy ban Kinh tế Chung của Quốc hội Mỹ vào ngày thứ Năm và CLB Kinh tế Washington vào chiều ngày thứ Tư. Bên cạnh đó, hơn 6 quan chức Fed cũng sẽ phát biểu vào tuần tới và Fed sẽ tổ chức cuộc họp mở vào ngày thứ Hai để bàn về việc cơ này này sẽ hoạt động thế nào khi quyền lực khẩn cấp phải tuân theo các quy định mới của Đạo luật Cải tổ Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank).

Cũng trong tuần tới, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm với kỳ vọng ngân hàng này có thể mở rộng chương trình nới lỏng định lượng, và như vậy các chính sách phân hóa của NHTW sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường.

Thị trường tiền tệ đã và đang cân nhắc những động thái của các NHTW trong tuần tới. Các thông tin cho thấy ECB sẽ áp dụng các chính sách quyết liệt hơn đã khiến đồng euro giảm sâu về mức 1.05 USD vào ngày thứ Tư và chỉ số đồng USD cũng vượt ngưỡng 100. Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ có bài phát biểu sau cuộc họp ngày thứ Năm trước khi ông đến New York để có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Kinh tế New York vào ngày thứ Sáu.

Theo nhận định của đa số các chuyên gia, ECB sẽ gia tăng quy mô của chương trình nới lỏng định lượng (QE) và sử dụng thêm nhiều loại nợ khác nhau. Ngân hàng này cũng có thể cắt giảm lãi suất tiền gửi, hiện đã ở mức âm, bớt 0.1%.

“Hiện ECB đang mua vào 60 tỷ EUR (tương đương 64 tỷ USD) trái phiếu mỗi tháng và con số này có thể tăng lên mức 80 hoặc 90 tỷ EUR”, ông Chandler cho biết.

Đồng EUR tăng vượt mốc 1.06 USD vào ngày thứ Tư sau khi giảm xuống dưới mức này, và theo các chuyên gia phân tích, đồng tiền chung có thể còn giảm giá trở lại sau cuộc họp ECB.

Giá dầu cũng sẽ trở thành tâm điểm chú ý của thị trường vào tuần tới khi CTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhóm họp ở Vienna vào ngày thứ Sáu. Theo dự báo, tổ chức này sẽ giữ nguyên chiến lược thị phần của mình và để cung cầu thị trường quyết định giá dầu. Tuy nhiên, cuộc họp này có thể nhận được nhiều ý kiến phản biện của các thành viên muốn thay đổi chính sách. Cho tới nay, Venezuela là nước ủng hộ kiến nghị cắt giảm sản lượng mạnh mẽ nhất, tiếp đó là Iran và một số thành viên khác. Iran đang muốn dọn đường để sản phẩm dầu của mình quay trở lại với các thị trường của OPEC một khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ./.

Các tin tức khác

>   Phố Wall đi ngang với khối lượng thấp nhất 2015 (28/11/2015)

>   Tháo chạy khỏi các quỹ kim loại quý khi vàng và bạch kim lao dốc (27/11/2015)

>   Nợ xấu có thể khiến định giá ngân hàng ASEAN tiếp tục đi xuống (26/11/2015)

>   Dow Jones và Nasdaq tăng điểm trước Lễ Tạ ơn, S&P 500 sẩy chân phút cuối (26/11/2015)

>   Phố Wall đảo chiều ấn tượng bất chấp căng thẳng toàn cầu (25/11/2015)

>   Chứng khoán thế giới đang tốt hay xấu? (25/11/2015)

>   Phố Wall rớt điểm sau tuần bứt phá mạnh (24/11/2015)

>   S&P 500 có tuần bứt phá ngoạn mục nhất trong gần 1 năm (22/11/2015)

>   Chứng khoán Mỹ trồi sụt, cổ phiếu y tế chìm nghỉm (20/11/2015)

>   Phố Wall tăng điểm khi Fed ra thông báo có thể nâng lãi suất vào tháng 12 (19/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật