Thứ Tư, 11/11/2015 17:57

Bông Bạch Tuyết đã hết khó khăn?

CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) cho biết tồn tại lớn nhất của Công ty là các khoản nợ cũ 72.21 tỷ đồng và đang phải đối mặt với quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của MaritimeBank và một số chủ nợ khác, nếu không trả được khoản nợ hơn 43 tỷ đồng thì sẽ bị phát mãi tài sản thế chấp, theo thông tin từ Nghị quyết họp ĐHĐCĐ 2015 tổ chức lần 3 vào ngày 22/10/2015.

BBT cho biết nhiệm kỳ 2009-2014 của HĐQT hoạt động trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Cụ thể, sau ĐHĐCĐ bất thường ngày 19/02/2009, ban quản trị điều hành cũ đã bất hợp tác và không chịu bàn giao hồ sơ pháp lý, tài sản, con dấu. Sau hơn nửa năm, đến ngày 16/09/2009 Công ty mới phục hồi được sản xuất tại Xí nghiệp Vĩnh Lộc và ngày 18/10/2009 mở niêm phong hoạt động trở lại văn phòng Công ty tại Quận Tân Bình.

Sau khi kiểm kê, Công ty chỉ còn 132 triệu đồng trong tài khoản và 16 triệu đồng tiền mặt trong két sắt, không còn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi toàn bộ máy móc, tài sản, hàng hóa, hồ sơ pháp lý có liên quan đến mặt bằng, nhà xưởng, công nợ phải thu đều đã bị ban điều hành cũ mang đi cầm cố, thế chấp hết tại các ngân hàng. BBT cho biết vì nguyên nhân này nên Công ty không có khả năng vay vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, BBT còn cho biết công nợ tồn đọng hơn 70 tỷ đồng là bài toán hết sức nan giải. Thị trường tiêu thụ truyền thống hầu như bị thâu tóm vào tay các đối thủ.

BBT cho biết kết quả hàng năm phải gánh chịu hậu quả từ các khoản nợ cũ, trong đó nhiều nhất là lãi vay ngân hàng và khấu hao từ những tài sản không sử dụng đang chờ thanh lý.

Cuối nhiệm kỳ (tháng 3/2013) BBT bị cơ quan thi hành án Quận Tân Bình phong tỏa tài khoản để thu hồi án phí và trả cho một số chủ nợ, tháng 12/2013 bị Cục thi hành án Dân sự Tp.HCM ra quyết định phát mãi tài sản tại KCN Vĩnh Lộc theo yêu cầu của Ngân hàng Hàng hải – MaritimeBank (MSB) nhằm thu hồi nợ.

Sau đó, HĐQT BBT đã có kế hoạch và lộ trình trả nợ cho Maritimebank, làm việc với Cục thi hành án Quận Tân Bình tạm hoãn phong tỏa tài khoản, làm việc với Cục thi hành án Dân sự Tp.HCM tạm hoãn phát mãi tài sản, tìm các biện pháp trả nợ, mua bán nợ, xin vay, đầu tư tài chính… để cứu Công ty không bị phá sản.

Công ty đã bắt đầu sản xuất trở lại từ ngày 16/09/2009 chủ yếu là chuẩn bị máy móc thiết bị cho sản xuất (Công ty đã ngưng sản xuất từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2009), khôi phục tìm kiếm lại thị trường.

BBT đã bán thanh lý được dây chuyển sản xuất băng vệ sinh Biema và máy làm túi rút Hettler giá 4 tỷ đồng để trả bớt một phần nợ gốc cho MaritimeBank.

BBT cũng đã cải tạo lại máy móc thiết bị để tăng công suất và tiết kiệm chi phí.

Về việc khai thác mặt bằng, hiện Công ty đang khai thác tại số 550 Âu Cơ - Quận Tân Bình, số 1 Nguyễn Văn Săng - Quận Tân Phú (ký hợp đồng kinh tế với CTCP Đầu tư Bất động sản và đầu tư MSB – nay đã đổi tên thành CTCP Đầu tư Mandara để hợp tác đầu tư dự án công trình nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ) và tại KCN Vĩnh Lộc.

Trong nhiệm kỳ, BBT đã thanh toán hơn 16 tỷ đồng cho các chủ nợ, riêng năm 2014 đã thanh toán cho MaritimeBank hơn 14.6 tỷ đồng nợ gốc, đảm bảo dòng tiền duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện BBT cho biết tồn tại lớn nhất của Công ty là các khoản nợ cũ 72.21 tỷ đồng và đang phải đối mặt với quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của MaritimeBank và một số chủ nợ khác, nếu không trả được khoản nợ hơn 43 tỷ đồng (gốc và lãi) thì Công ty sẽ bị phát mãi tài sản thế chấp. Do Công ty không thể vay tiền ngân hàng nên nguồn trả nợ chỉ tập trung ở nguồn thu bán hàng và dịch vụ. Trước mắt Công ty đang thương lượng với các chủ nợ và lên lộ trình trả dần hàng tháng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong năm 2014, BBT đạt doanh thu thuần gần 64 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế của BBT đạt gần 2.5 tỷ đồng trong khi năm trước đó báo lỗ hơn 8 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh qua các năm của BBT
ĐVT: tỷ đồng

Trong năm 2015, Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.5 tỷ đồng, tăng lên 3.2 tỷ đồng vào năm 2019.

Kế hoạch các năm tới của BBT

BBT dự định khi công ty làm ăn có lãi và giá cổ phiếu lên cao, vào thời điểm thích hợp sẽ làm thủ tục lên lại sàn giao dịch chứng khoán và phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ, giải quyết vốn cho sản xuất kinh doanh và thanh toán dứt điểm cho các chủ nợ. Được biết, BBT đã bị hủy niêm yết cổ phiếu kể từ ngày 05/08/2009. 

Cổ đông của BBT đã thông qua chủ trương lập liên doanh với CTCP Mandara để lập pháp nhân mới thực hiện dự án số 1 Nguyễn Văn Săng – Tân Phú. Đại hội cũng nhất trí 5 thành viên HĐQT gồm Bà Võ Thị Bích Thúy, ông Phan Thanh Quan, ông Dương Thanh Phong, ông Ngô Xuân Hương, ông Trần Cửu Long.

* BBC không ép nợ BBT vào đường cùng

* Kho của CTCP Bông Bạch Tuyết: Toàn... phế liệu!

* BBT trước nguy cơ thất thoát tài sản

* BBT: Hủy niêm yết cổ phiếu

* Bông Bạch Tuyết vẫn dùng dằng không lối thoát

* Bông Bạch Tuyết vẫn "vô chủ"

* BBC thắng kiện nhưng chưa đòi được nợ Bông Bạch Tuyết

* Bông Bạch Tuyết dự định niêm yết trở lại

Uyên Minh

Các tin tức khác

>   HU1: BCTC quý 3 năm 2015 (11/11/2015)

>   HU1: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2015 (11/11/2015)

>   VNR: BCTC HN Q3-2015 và giải trình chênh lệch KQKD (11/11/2015)

>   VNR: BCTC Công ty mẹ Q3-2015 và giải trình chênh lệch KQKD (11/11/2015)

>   BCI: 27/11 họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 (11/11/2015)

>   LHG: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi nhân sự chủ chốt (11/11/2015)

>   SHA: Báo cáo tài chính quý 3/2015 (11/11/2015)

>   PTS: Báo cáo tài chính quý 3/2015 (công ty mẹ) (11/11/2015)

>   CEO: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 3/2015 của công ty mẹ so với cùng kỳ năm trước (11/11/2015)

>   SPC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2015 (11/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật