Ứng biến với một Trung Quốc “điều chỉnh”
Khác với giai đoạn 2000-2009, giai đoạn mà nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số, sức mạnh quân sự, ngoại giao của Trung Quốc tăng vọt theo từng năm, chúng ta hiện đang chứng kiến một giai đoạn phát triển khác của Trung Quốc.
Một trong những lĩnh vực cải cách trọng tâm nhiệm kỳ tới của Trung Quốc là cải cách chế độ tỷ giá nhằm thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Ảnh: Internet
|
Trung Quốc đang điều chỉnh
Từ năm 2011 trở đi, Trung Quốc làm quen dần với tốc độ tăng trưởng một con số và nhanh chóng giảm từ mức tăng trưởng 9%/năm xuống còn 7%/năm. Trong trung hạn, dự báo về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng được các tổ chức quốc tế điều chỉnh giảm dần.
Nhận thức được các vấn đề của nền kinh tế nước mình, ngay từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra một lộ trình cải cách với ba trọng tâm: thứ nhất, dựa vào thị trường để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, đặc biệt trên các thị trường vốn, đất đai và lao động. Thứ hai, thúc đẩy năng lực sáng tạo để chuyển từ mô hình “sản xuất tại Trung Quốc” (made in China) sang “sáng chế tại Trung Quốc” (created in China). Thứ ba, cải thiện năng lực thể chế để tạo ra các thể chế đồng bộ mới hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc cần làm quen với trạng thái “thông thường mới” với các hàm ý: một là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng trưởng tốc độ cao (10%/năm trở lên) sang tăng trưởng với tốc độ trung bình cao (khoảng 7-8%/năm). Hai là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng trưởng rộng, chất lượng thấp sang tăng trưởng với chất lượng cao. Ba là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào nhập khẩu và tiêu dùng trong nước.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang thể hiện mình có khả năng thích ứng và tự chuyển đổi, mà một học giả Mỹ đã tóm gọn trong khái niệm “thể chế hóa” (institutionalization).
... đọc tiếp tại đây
TS. Phạm Sỹ Thành - TS. Trương Minh Huy Vũ
tbktsg
|