Chủ Nhật, 04/10/2015 08:21

Đối thủ

Tại một hội nghị mới đây, khi đánh giá về khả năng hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, ông Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, nhiều DN dệt may gặp khó khăn thậm chí như "húc đầu vào đá" trước đối thủ lớn khi đón nhận các Hiệp định thương mại tự do.

Cơ sở để đưa ra nhận định này là vì trên thực tế, Việt Nam tuy hiện có khoảng 5.000 DN dệt may, nhưng phần lớn là các DN vừa và nhỏ, sản xuất khá manh mún, nhỏ lẻ. Để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều DN đang phải bươn chải trong quá trình đầu tư mới để loại bỏ những máy móc đã quá cũ, đồng thời nâng cao chất lượng lao động tương ứng với thiết bị mới. Trong khi đó, ngành dệt may của Trung Quốc ước tính đang đi trước Việt Nam tới 20 năm.

Vẫn là con số khoảng cách 20 năm so với đối thủ, nhưng ở một lĩnh vực khác là công nghiệp ôtô. Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh đúc kết, thì cách đây 20 năm, Việt Nam và Thái Lan cùng khởi xướng ngành công nghiệp ôtô. Nhưng do ngành sản xuất ôtô ở Việt Nam hiện vẫn không có một nền móng công nghiệp phụ trợ đi kèm nên đã bị Thái Lan và Trung Quốc bỏ qua khá xa.

Nhìn rộng hơn, có một thông tin cũng rất đáng để suy ngẫm là theo xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, thì Việt Nam đã tăng tới 12 bậc và xếp hạng thứ 56 trên tổng số 144 nền kinh tế. Tuy nhịp độ cải thiện thứ bậc liên tục 4 năm qua khá tích cực (năm 2012 xếp thứ 75, 2013 xếp thứ 70, năm 2014 xếp thứ 68) nhưng trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số này của Việt Nam vẫn xếp thứ 6 (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines) và chỉ cao hơn 3 nước khác là: Lào, Campuchia, và... Myanmar!

Không thể phủ nhận những kỳ tích của đất nước đã đạt được sau 30 năm đổi mới. Song cũng không thể không suy nghĩ về nhận xét của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh: “Đối thủ của Việt Nam có thể thay đổi tùy thuộc vào sự tự đổi mới của Việt Nam. Hôm nay có thể là Thái Lan, nhưng nếu Việt Nam không đổi mới, không làm được thì sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Thậm chí Lào, Campuchia, Myanmar sẽ là những đối thủ của chúng ta”.

Nhìn thẳng thực tế, nói tới cạnh tranh cũng đồng nghĩa chấp nhận trước mắt mình có những đối thủ. Vấn đề là tìm cho ra cách vượt lên đối thủ để tồn tại và phát triển. Điều đó liên quan tới việc xác định chính xác đối thủ cùng những giải pháp khả thi của mỗi DN, mỗi ngành kinh tế.

“Đối thủ lớn nhất của mình chính là lòng mình”. Bởi thế, ngoài những hỗ trợ từ bên ngoài tạo động lực để vượt lên trước các đối thủ, thì việc vượt lên “đối thủ trong lòng mình” để tự đổi mới vẫn là giải pháp mang ý nghĩa quyết định và lâu bền.

Tự đổi mới – phải chăng đang là mệnh lệnh hành động bền bỉ mỗi ngày?

Long Hà

Hải quan

Các tin tức khác

>   4 nước trong TPP đạt thỏa thuận về ôtô (03/10/2015)

>   Phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông (02/10/2015)

>   Chăn nuôi: Thị trường nội vẫn hấp dẫn "đại gia" FDI (02/10/2015)

>   Giảm lỗ hơn 16.000 tỷ đồng sau thanh tra 52.000 doanh nghiệp (02/10/2015)

>   Xuất khẩu dịch vụ 9 tháng đạt 8,000 triệu USD, giảm gần 3% cùng kỳ (02/10/2015)

>   TPHCM lập đặc khu kinh tế ở vùng ven phía Nam (01/10/2015)

>   Hà Nội xin cơ chế triển khai tuyến ống dẫn khẩn cấp nước sạch (01/10/2015)

>   Lập tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Đầu tư (01/10/2015)

>   Xuất khẩu tôm sang Anh tiếp tục tăng (01/10/2015)

>   Nhiều dự án kêu gọi vốn đầu tư (01/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật