Thứ Ba, 20/10/2015 14:14

ĐHĐCĐ bất thường CII: Nâng room ngoại bằng mọi cách, M&A NBB vẫn là ẩn số

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2015, cổ đông CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) đã thông qua việc điều chỉnh giảm 2 mã ngành trong giấy phép kinh doanh và ủy quyền cho HĐQT quyết định giảm mã ngành nếu trong quá trình làm thủ tục nới tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài có vướng mắc.

ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của CII diễn ra sáng ngày 20/10

Cụ thể, CII thực hiện điều chỉnh giảm 2 mã ngành 4520 và 5210 trong giấy phép kinh doanh. Đó là ngành bão dưỡng, sửa chữa ô tô, xe cơ động khác và ngành kho bãi, lưu trữ hàng hóa. Nguyên nhân là do trong quá trình làm thủ tục nới room cho nhà đầu tư ngoại, CII phát hiện ra hai ngành này chưa có quy định cụ thể về nới room.

Đồng thời, trong quá trình triển khai các thủ tục nới room cho nhà đầu tư ngoại tối đa 100% còn có mã ngành nào bị giới hạn hoặc chưa có quy định cụ thể về room ngoại thì ủy quyền cho HĐQT quyết định các vấn đề liên quan đến việc giảm mã ngành.

Giải thích về việc nâng room ngoại bằng mọi cách, ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII cho biết mục tiêu để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư với tỷ lệ sở hữu lớn hơn, bởi trong quá trình tiếp xúc, CII nhận thấy họ không muốn mua lô nhỏ mà chỉ muốn mua lô lớn để dồn nhiều tâm sức hơn. Đây sẽ là cầu nối cho CII để có thể huy động vốn từ quỹ hưu trí của Mỹ (các quỹ này có nguồn vốn lớn và chỉ mua trái phiếu).

Trả lời về lo ngại bị thâu tóm khi nâng room ngoại lên 100%, ông Bình khẳng định “trong lĩnh vực hạ tầng không có khái niệm thâu tóm, nhà đầu tư nước ngoài vào sẽ đem công nghệ, tri thức để làm tốt hơn mà thôi”.

M&A NBB vẫn là ẩn số

Được biết, trong nghị quyết HĐQT công bố vào cuối tháng 7/2015 về các nội dung liên quan đến ĐHĐCĐ bất thường lần này. CII dự định sẽ trình cổ đông việc nâng sở hữu tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) nhằm hoàn tất tái cấu trúc CII (thành lập CII Land). Theo đó, lộ trình nâng tỷ lệ sở hữu tại NBB là lên 45% vào cuối năm 2015 và 51% vào tháng 6 năm 2016. Giá mua cổ phần NBB là 27,200 đồng/cp. Phương thức nâng nắm giữ là chào mua công khai 2 triệu cổ phiếu NBB từ các cổ đông hiện hữu và phần còn lại sẽ mua từ phát hành riêng lẻ của NBB cho CII.

Tuy nhiên, vấn đề này đã bị loại bỏ khỏi nội dung trình lên cổ đông tại Đại hội. Dẫu vậy, trả lời khúc mắc của cổ đông, ông Bình cho hay CII vẫn sẽ thực hiện M&A NBB, song mọi chuyện đang trong quá trình đàm phám. CII đang thực hiện đánh giá lại các dự án đầu tư của NBB và muốn quyết định đổ tiền vào dự án cụ thể chứ không đưa tiền cho NBB tự quyết.

Còn mảng bất động sản, mà cụ thể là quỹ đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đổi được từ dự án BT hạ tầng, ông Bình chia sẻ CII đã xác định sẽ vừa bán vừa làm.

Không cho Goldman Sachs gia hạn TPCĐ thêm 1 năm

Hiện nay các nhà đầu tư do Goldman Sachs (GS) quản lý còn 25 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (giá chuyển đổi 18,800 đồng/cp) sẽ đáo hạn vào ngày 27/01/2016. Bên GS có đề nghị gia hạn thời gian đáo hạn thêm 1 năm, tức là đến ngày 27/01/2017.

HĐQT CII cho rằng việc này sẽ giúp công ty duy trì được thương hiệu GS thêm 1 năm và tiếp tục sử dụng được nguồn vốn rẻ, song các nhà đầu tư tiềm năng rất lo ngại về số lượng cổ phiếu được chuyển đổi từ TPCĐ mà CII đã phát hành cho GS và quyết định khi nào giải quyết xong lượng TPCĐ này mới xem xét tham gia đầu tư.

Tại Đại hội, cổ đông CII đã không thông qua việc gia hạn thời gian chuyển đổi TPCĐ đã phát hành cho GS.

Đối với phương án mua lại tối đa 50 triệu cp quỹ để kìm hãm đà tăng số lượng cp quá nhanh và gia tăng thặng dư vốn khi bán cho nhà đầu tư chiến lược khác (nếu có) đã được cổ đông thông qua. Trong trường hợp này, CII chỉ thực hiện mua cổ phiếu quỹ khi GS tiến hành chuyển đổi.

Phương án sử dụng cổ phiếu quỹ được HĐQT đưa ra 3 kịch bản. Thứ nhất, nếu dòng tiền CII đủ mạnh thì sẽ thưởng cho cổ đông hiện hữu. Thứ hai, đàm phán bán lại cho nhà đầu tư mới với mức giá không thấp hơn 130% so với giá mua lại cổ phiếu quỹ. Và cuối cùng là bán ra thị trường tạo vốn đầu tư cho CII trong trường hợp thiếu hụt dòng tiền.

Ngoài ra, hiện đang có chênh lệch 64 triệu đồng tương đương 6,400 cổ phiếu giữa vốn điều lệ thực góp và vốn điều lệ đăng ký. Nguyên nhân đến từ việc chuyển đổi 131,500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phát hành vào năm 2006 và việc phát hành cổ phiếu ESOP vào năm 2008. HĐQT trình việc giảm vốn điều lệ đăng ký nhưng cổ đông lại muốn phát hành 6,400 cp ESOP để xử lý việc này.

Cuối cùng, cổ đông cũng thống nhất phương án điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2015 từ 14% lên 16%.

Mỹ Hà

Các tin tức khác

>   NDF: Thông báo họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2015 (20/10/2015)

>   VGP: Nhờ chuyển nhượng đất, lãi ròng 9 tháng tăng 241% so cùng kỳ (21/10/2015)

>   TNG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (20/10/2015)

>   C92: Hoạt động khác âm kéo lãi ròng không lên nổi 1 tỷ (20/10/2015)

>   HHS: 9 tháng lãi ròng 417 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ (20/10/2015)

>   PCG: Báo cáo tài chính quý 3/2015 (20/10/2015)

>   TC6: 9 tháng chỉ thực hiện được 35% kế hoạch lãi trước thuế (20/10/2015)

>   BTC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (20/10/2015)

>   THT: Báo cáo tài chính quý 3/2015 (20/10/2015)

>   VCS: Báo cáo tài chính quý 3/2015 (công ty mẹ) (20/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật