Thứ Hai, 19/10/2015 21:46

Cổ phần hóa DNNN 2011-2015 không thể về đích

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2015 không thể về đích khi mới chỉ có 340 trong tổng số hơn 1.300 doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ phê duyệt đã hoàn tất cổ phần  hóa, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).

Một cuộc IPO thành công năm 2014: Vietnam Airlines đã bán hết số cổ phần chào bán và đang tìm nhà đầu tư chiến lược - Ảnh:TL

Trao đổi với báo chí hôm 19-10 về tình hình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước và tiến độ thoái vốn của nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, ông Tiến cho biết cho đến nay mới CPH được 340 doanh nghiệp (2011-2014), gồm cả 95 doanh nghiệp CPH được trong 9 tháng đầu năm nay. Ngoài ra, các cơ quan liên quan đã tiến hành sắp xếp lại và tái cơ cấu 600 DNNN khác.

Như vậy mới chỉ đạt 25% số lượng doanh nghiệp CPH (340/1309 DNNN được phê duyệt CPH). Còn nếu tính cả 600 DNNN được tiến hành sắp xếp lại, tái cơ cấu, thì cũng chỉ mới đạt hơn 50%, là không đạt được mong muốn của Chính phủ.

Ông Tiến cho rằng giai đoạn 2016-2020 phải tiếp tục làm quyết liệt hơn khi mọi cơ chế đã rõ ràng. Quan trọng nhất là cải thiện thông tin minh bạch để tiếp tục CPH, thu hút nhà đầu tư ngoại.

Theo ông, giai đoạn 2016-2020 phải tiến hành CPH bước hai, tức là đưa các doanh nghiệp đã CPH nhưng chưa bán được cổ phần như mong đợi thành công ty đại chúng, niêm yết để thu hút các nhà đầu tư

Ông Tiến cũng trao đổi với báo chí một vấn đề "nóng" khác là chỉ đao của Chính phủ cho phép SCIC thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn, trong tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp không diễn ra theo đúng kế hoạch.

Việc lựa chọn chính xác thời điểm nào để bán hết vốn nhà nước mà SCIC đang quản lý tại 10 doanh nghiệp lớn là do tổng công ty này quyết định. Chính phủ chỉ “bật đèn xanh” chứ không trực tiếp chỉ đạo doanh nghiệp phải chọn thời điểm nào, miễn là thời điểm nào họ thấy có lợi nhất, ông Tiến nói.

“Sở dĩ Chính phủ quyết định việc đó vào thời điểm này vì thời điểm trước thị trường chưa tốt, đưa hàng hóa ra chưa chắc đã tìm được giá tốt nhất và nhà đầu tư tốt,” ông Tiến nói, và phân tích rằng nếu thời điểm không thuận lợi mà đưa hàng hóa ra giá thấp thì bất lợi. “Vì chúng ta không bán tháo bằng mọi giá,” ông Tiến giải thích.

Ông nhận định rằng, danh mục thoái vốn của SCIC là danh mục cụ thể hóa Quyết định 37/2014 của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ vốn và không cần nắm giữ vốn. “Danh mục thoái vốn này nhằm đón đầu giai đoạn tới - có nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên.”

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thông tin đăng ký đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi (19/10/2015)

>   Thông tin đấu giá Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (19/10/2015)

>   Bộ GTVT sắp cổ phần hóa nhiều DN lớn, chỉ còn 6 DN 100% vốn nhà nước (19/10/2015)

>   Bệnh viện GTVT Trung ương: 33 NĐT đặt mua với số lượng gấp 2.4 lần lượng bán đấu giá (17/10/2015)

>   IPO Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc: Đấu giá gần 95 triệu cp (15/10/2015)

>   Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam: Chỉ 60% cổ phần đấu giá thành công (15/10/2015)

>   Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn nộp hồ sơ đăng ký bán 11,655 cp Sách và Thiết bị Bến Tre (14/10/2015)

>   Cổ phần hóa chậm là do lãnh đạo doanh nghiệp sợ mất ghế  (10/10/2015)

>   Bộ Tài chính: Còn 195 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa trong năm 2015 (10/10/2015)

>   Cổ phần hóa Cty Hanel: Nhà đầu tư chiến lược nắm 61% vốn điều lệ (09/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật