Thứ Năm, 10/09/2015 20:00

Thế giới vẫn nghiện tiền rẻ

Thống đốc ngân hàng trung ương các nước vẫn đang cố gắng xoa dịu sự hoang mang của nhà đầu tư với việc áp dụng các biện pháp giải cứu nhằm khôi phục các nền kinh tế đang lung lay dữ dội. Tuy nhiên, điều đó cho thấy thế giới đang nghiện dòng vốn rẻ.

* Chiến tranh tiền tệ châu Á sẽ quay lại?

* “Fed sẽ gây hoảng loạn nếu tăng lãi suất trong tháng 9”

 

Đến thời điểm này thì kinh tế Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc sau đà lao dốc đầy bất ngờ của thị trường chứng khoán và mối lo ngại về đà giảm tốc tăng trưởng đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo trên các thị trường toàn cầu. Chỉ trong vòng 9 tháng, những người có thẩm quyền nước này đã cắt giảm lãi suất đến 5 lần và hạ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lớn với hi vọng có thể thúc đẩy việc vay mượn trong tương lai.

Không chỉ Trung Quốc mới áp dụng các biện pháp như vậy. Các nhà hoạch định chính sách của những quốc gia tạo ra gần 50% sản lượng kinh tế thế giới, hiện ở mức 77 ngàn tỷ USD, đang tích cực khuyến khích cho vay và thúc đẩy tăng trưởng. Trong năm nay, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Canada, Ấn Độ, Australia và Na Uy đã hạ lãi suất và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này trong thời gian tới. Kể từ cuối năm ngoái, Thụy Sỹ cũng đã hạ lãi suất xuống mức âm. Trong khi đó, châu Âu và Nhật Bản vẫn tiếp tục in tiền để hỗ trợ tăng trưởng.

Các nỗ lực này cho thấy những yếu kém của nền kinh tế toàn cầu. 5 trong số 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cung cấp dòng tiền rẻ trong khi Mỹ và Anh vẫn giữ thái độ trung lập, ít nhất là tại thời điểm này.

Mỹ được dự báo sẽ tăng lãi suất trong tuần tới, tuy nhiên điều đó có thể bị trì hoãn bởi các khó khăn mà Trung Quốc cũng như các quốc gia còn lại trên thế giới đang gặp phải. Cách đây 2 tuần, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ khu vực New York, ông William Dudley, đã hạ thấp khả năng Fed sẽ sớm tăng lãi suất.

Được biết, Fed chưa hề tăng lãi suất lần nào trong gần một thập kỷ trở lại đây. Cho nên bất cứ động thái nâng lãi suất nào cũng sẽ được xem là tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang dần phục hồi kể từ sau cuộc suy thoái năm 2008.

Tương tự, bất kỳ kế hoạch nâng lãi suất nào của Anh cũng có thể bị trì hoãn.

“Nếu Fed phản ứng chậm trễ trước các diễn biến tại Trung Quốc, thì kỳ vọng của chúng tôi là Anh sẽ chưa nâng lãi suất cho đến giữa năm 2016”, nhà kinh tế Martin Beck của Oxford Economics cho biết.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp để chống chọi trước các bất ổn ngày càng tăng cao trong nền kinh tế. Ông Peter Praet, nhà kinh tế trưởng và là thành viên cấp cao trong hội đồng điều hành ECB, cho biết ngân hàng sẽ mở rộng chương trình mua trái phiếu nếu cần thiết. Kể từ tháng 3 năm nay, ECB đã bơm bình quân khoảng 60 tỷ EUR/tháng vào thị trường châu Âu để thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng bằng cách tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và Chính phủ có thể vay tiền với mức lãi suất thấp hơn.

Giá dầu cũng đã rớt đến 25% trong năm nay, qua đó gia tăng khó khăn cho các nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng như Canada, Nga và Na Uy. Đà sụt giảm của giá dầu thô như một lời cảnh báo rằng nhu cầu toàn cầu vẫn ở mức thấp và tăng trưởng đang trên đà giảm tốc.

Bá Nguyên (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Moody's hạ dự báo tăng trưởng của Indonesia xuống còn 4,7% (10/09/2015)

>   Chỉ số lạm phát Trung Quốc tăng cao nhất từ đầu năm đến nay (10/09/2015)

>   Trung Quốc mở cửa thị trường ngoại hối nội địa (10/09/2015)

>   Chính phủ Ukraine bị tố đã biển thủ 3,1 tỷ mét khối khí đốt (10/09/2015)

>   Chanos, người đặt cược kinh tế Trung Quốc sa sút từ 2009 (10/09/2015)

>   Brazil bị hạ tín nhiệm xuống mức 'rác' (10/09/2015)

>   Nữ hoàng Anh giàu cỡ nào? (10/09/2015)

>   7 lý do Fed chưa nâng lãi suất trong tuần tới (10/09/2015)

>   Khủng hoảng nội bộ ở băng đảng mafia giàu nhất Nhật Bản (10/09/2015)

>   Vàng rớt gần 20 USD/oz xuống thấp nhất một tháng (10/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật