Thứ Sáu, 11/09/2015 13:33

Mua nhiều nhà, đất, sao gọi là đầu cơ?

“Pháp luật là yếu tố tác động rất lớn và ngay lập tức đến thị trường bất động sản.

Chỉ cần một quy định pháp luật có nội dung không rõ là nhà đầu tư và khách hàng phải chờ và mọi thứ phải dừng lại cho đến khi các cơ quan nhà nước thống nhất hướng dẫn” - đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM nhận xét trong buổi tọa đàm về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản do Sở Xây dựng tổ chức ngày 10-9.

Nhiều ý kiến tham dự tọa đàm cũng cho hay pháp luật chính là yếu tố cơ bản và hàng đầu tác động đến thị trường bất động sản nhưng trong thời gian qua, yếu tố này còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, thiếu sót.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu dẫn chứng: “Việc doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường làm cho các doanh nghiệp kẹt cứng lâu nay. Hay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng lại đi hỗ trợ các dự án nhà ở thương mại giá cao thay vì dự án nhà ở xã hội. Đây là điều vô lý”.

Theo ông Châu, để thị trường bất động sản “minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và bền vững”, luật cần quy định các biện pháp chống đầu cơ lũng đoạn thị trường bằng chính sách thuế. “Ở Trung Quốc, trường hợp mua nhà rồi bán ngay trong một năm sẽ bị đánh thuế rất cao” - ông nêu ví dụ.

Tuy nhiên, Giám đốc Quỹ Phát triển nhà ở TP Nguyễn Công Thạch lại cho rằng không nên kỳ thị và gọi những người mua nhiều nhà đất là đầu cơ vì họ không làm hại ai, đầu tư chính đáng. “Ví dụ, tôi có một căn biệt thự bán được 20 tỉ đồng. Tôi không muốn đầu tư vàng hay đôla, gửi ngân hàng thì lãi suất thấp nên tôi mua 10 căn chung cư, một căn để ở còn lại cho thuê hoặc bán lại. Điều đó đâu có gì sai. Do vậy nếu bị gọi là đầu cơ thì như đang làm điều gì xấu, phạm luật” - ông góp ý.

Đáp lại, ông Châu cho rằng luật không cấm cũng không kỳ thị những người mua nhiều nhà, mua đi bán lại và không gọi đó là đầu cơ mà đó là những nhà đầu tư thứ cấp, là hiện tượng bình thường. “Đầu cơ là những người làm lũng đoạn thị trường - những tác nhân tạo ra những đợt sốt đất và những người mua thứ cấp tham gia “lướt sóng” là lãnh đủ” - ông phân tích.

Lấy ví dụ hiện tượng sốt đất tại một dự án ở quận 7 (TP.HCM). Trước khi có cầu Kênh Tẻ vào thời điểm trước năm 2005, giá đất chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/m2. Thế nhưng đến đợt sốt đất năm 2007 giá đất tại đây lên gấp tám lần, lên đến 105 triệu đồng/m2!

“Ai tạo ra điều này? Chỉ một số ít nhà đầu cơ lớn gây ra trong khi họ đã rút vốn khi giá đất khoảng 60-70 triệu đồng” - ông nhận xét.

Cẩm Tú

phát luật tphcm

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ bất thường VSI: “Cục tiền” 300 tỷ bán Waseco Plaza dùng để làm gì? (11/09/2015)

>   Giai đoạn 2011-2015: Phát hiện 208.540 tỷ đồng vi phạm về kinh tế (10/09/2015)

>   Nhà ở có quy mô vừa và nhỏ: Không phải cứ rẻ là có người mua (10/09/2015)

>   Golden Land: Chủ đầu tư lên tiếng về những phản ánh của cư dân (10/09/2015)

>   Cảnh báo mạo danh HoREA để lừa đảo (10/09/2015)

>   Khu đô thị mới Thủ Thiêm trả lãi vay 2,9 tỉ đồng/ngày (10/09/2015)

>   Thận trọng khi mua đất gần dự án Sân bay Long Thành (10/09/2015)

>   Giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đang bắt đầu tăng nhanh (09/09/2015)

>   Ưu ái... “nhà đầu tư không tiền”! (09/09/2015)

>   Sẽ siết điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ (08/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật