Thứ Sáu, 18/09/2015 13:56

CPI tháng 9/2015: Giá xăng “đối đầu” với mùa tựu trường

Theo các chuyên gia, hai nhân tố chính tác động lên CPI tháng 9/2015 sẽ là giá xăng dầu và mùa tựu trường.

CPI tháng 9/2015 dự báo không tăng hoặc nếu tăng chỉ tăng rất nhẹ nhưng cũng có thể suy giảm. Biên độ dao động tăng/giảm của chỉ số này chỉ quanh mức 0.05%”. Đây là dự báo của ông Trần Minh Hoàng – Trưởng bộ phận nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường CTCK Vietcombank (VCBS).

Ông Hoàng lý giải, với biến động giảm khá của giá xăng (trong chu kỳ tính CPI tháng 9/2015, giá xăng đã giảm hơn 10%) sẽ làm giảm chỉ số CPI đi xuống. Tuy nhiên, tháng 9/2015 là mùa tựu trường nên các mặt hàng liên quan đến giáo dục như mũ nón, giày-dép,... sẽ là nhân tố kích cầu góp phần đẩy chỉ số CPI đi lên. Với hai biến động ngược chiều và có phần khá cân bằng này, CPI tháng 9/2015 sẽ giằng co với biên độ chỉ 0.05% so với tháng trước.

Với dự báo CPI này, ông Hoàng cho rằng CPI cả năm 2015 cũng sẽ chỉ dao động trong vùng từ 1.5-1.8% với giá năng lượng là yếu tố chi phối nhiều nhất.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh – TGĐ của CTCK Sen Vàng (GLS) cũng nhìn nhận "chỉ số CPI tháng 9/2015 sẽ không biến động nhiều, với mức tăng là 0.05% so với tháng 8/2015".

Cùng quan điểm ở trên, ông Chinh cho rằng tháng 9 bước vào mùa tựu trường nên các mặt hàng giáo dục và phụ phẩm có liên quan được tiêu thụ mạnh, qua đó sẽ đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường. Đối với giá xăng, tuy suy giảm trong tháng 9/2015 nhưng các yếu tố liên quan đến mặt hàng này như giá cả vận tải, hàng tiêu dùng,... không giảm nên không kích thích lực cầu tiêu dùng, do đó các nhân tố này chỉ duy trì ở mức cân bằng.

Về CPI cho cả năm 2015, ông Chinh dự báo sẽ có chênh lệch so với mức của năm 2014 (năm 2014 tăng hơn 4% so với 2013) trong biên độ 10%. Từ các biến động của nền kinh tế từ đầu năm đến nay, ông nhận thấy nhân tố tích cực đang có phần nhỉnh hơn đôi chút.

Theo đó, thị trường vật liệu xây dựng và bất động sản có phục hồi được thể hiện qua số công trình nhà ở và doanh số bán hàng gia tăng. Vấn đề xử lý nợ xấu đã tích cực hơn khi có sự xuất hiện của VAMC và vấn đề tự tái cơ cấu của các ngân hàng cũng như điều hành ngày càng sát của Nhà nước, lãi suất cho vay giảm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguốn vốn tốt hơn thể hiện qua con số dư nợ cho vay gia tăng (đã kiểm soát nợ xấu).

Tuy nhiên, một vài yếu tố không tích cực như việc phá giá tiền đồng, giá vàng đi xuống, biến động giá nhiên liệu,... và đặc biệt là vấn đề xuất - nhập khẩu đã làm lực cầu của kinh tế Việt Nam đi xuống.

Riêng vấn đề xuất - nhập, theo ông Chinh, đang có mất cân đối do ở khâu nhập khẩu chủ yếu là nhập về mặt hàng ô tô chứ không phải máy móc tiêu dùng hay các phụ phẩm nguyên liệu như phân bón,... để phục vụ kích cầu phát triển nền kinh tế. Năm 2015 đang nhập siêu nhưng không phải là hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của người dân.

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   GDP/người tăng nhưng vẫn đang tụt hậu (17/09/2015)

>   GDP bình quân đầu người đạt 3200- 3500 USD vào năm 2020 (16/09/2015)

>   Quốc hội sắp thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội Đảng 12 (16/09/2015)

>   Chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội (14/09/2015)

>   Rừng còn vàng, biển còn bạc? (10/09/2015)

>   Xăng dầu và gas sẽ tiếp đà giảm giá trong tháng 9 (08/09/2015)

>   "Đừng ảo tưởng Thánh Gióng với tốc độ tăng trưởng GDP" (08/09/2015)

>   Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015 (07/09/2015)

>   Tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam có thể đạt 6,4% (07/09/2015)

>   Việt Nam đuổi kịp các nước, cách nào? (05/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật