Thứ Tư, 09/09/2015 13:10

Chi phí quảng cáo ngành tiêu dùng: Thả con săn sắt, bắt con cá rô?

Tại ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 4 vừa qua, Tổng giám đốc Vinamilk bà Mai Kiều Liên chia sẻ rằng, Vinamilk không thể đứng số 1 về thị phần mà không phải chi cho quảng cáo, bởi thị trường ngày càng nhiều doanh nghiệp nhảy vào và họ sẵn sàng chịu lỗ để lấy được thị phần.

Cuộc chiến thị phần giữa các ngành hàng chưa bao giờ hết nóng, đặc biệt là đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh khi các sản phẩm ngoại gia nhập ngày càng mạnh cùng với sự chuyển hướng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nội vào lĩnh vực tiềm năng này. Vì thế ngoài yếu tố chất lượng, mẫu mã sản phẩm tốt thì cũng phải đẩy mạnh truyền thông để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để giải quyết được bài toán tăng chi phí quảng cáo đồng nghĩa với việc tăng doanh thu không phải là điều dễ dàng.

Một trong những hình ảnh trong TVC quảng cáo của Vinamilk

Theo thống kê của Vietstock, 6 tháng đầu năm, 7 doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang niêm yết (BBC, HNM, KDC, MSN, TAC, VCFVNM) đã chi cho quảng cáo hơn 1,725 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ 2014. Dễ thấy nhất là trên kênh truyền hình hiện nay, rất nhiều sản phẩm của Vinamilk, Masan, Kinh Đô… đều xuất hiện tại khung giờ vàng.

Hai “ông lớn” Sữa Việt Nam (VNM) và Masan (MSN) đều có sự tăng trưởng đồng điệu giữa doanh thu và chi phí quảng cáo. Doanh thu 6 tháng đầu năm của VNM đạt mức 19,216 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Một con số có ý nghĩa khi chi phí cho quảng bá của VNM cũng ở mức 791 tỷ đồng, tăng gấp đôi. Còn MSN thì doanh thu là 10,413 tỷ đồng và chi phí quảng cáo 767 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi.

Chịu chi cho quảng bá cùng thương hiệu uy tín, VNM và MSN đã gặt hái được những thành quả xứng đáng khi công bố thường niên của Kantar Worldpanel tiếp tục xướng tên Unilever, VNM và MSN trong top 3 hàng tiêu dùng nhanh. Bên cạnh đó cũng có những thương hiệu tăng trưởng ấn tượng như Fami, Coca-Cola và TH True Milk…

Nếu như Unilever dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn, thì VNM dẫn đầu ở thành thị với các nhãn hàng mang thương hiệu Vinamilk cũng như Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ. Trong khi đó, MSN giữ vị trí thứ hai ở nông thôn và thứ ba ở thành thị, phần lớn nhờ thương hiệu nước chấm Nam Ngư, Kokomi, Tam Thái Tử...

Về thị phần ngành sữa, VNM nắm giữ hơn 50% với một danh mục sản phẩm đa dạng như: sữa nước, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, nước giải khát… Trong đó, ngàng hàng sữa nước VNM chiếm khoảng 53% thị phần, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc.

Không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước, VNM còn xuất đi hơn 31 quốc gia chủ yếu tại Trung Đông và châu Á với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 200 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ lệ từ 8-24% tổng doanh thu hợp nhất của VNM. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm trong 10 năm qua. VNM cho biết vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ…

Một trong những hình ảnh trong TVC quảng cáo của Masan

Còn theo MSN, ngành gia vị tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2015 nhờ chiến lược mở rộng toàn bộ thị trường và tái cơ cấu danh mục nhãn hàng. Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục tái cấu trúc danh mục nhãn hàng và thúc đẩy khách hàng sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn, các sản phẩm có khả năng tiếp cận sâu, rộng đến mọi hộ gia đình và giới thiệu các sản phẩm mới dự kiến vào quý 4 năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

MSN cũng đã thâm nhập thị trường bia với nhãn hàng “Sư Tử Trắng” thành công ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà máy đã hoạt động hết công suất và ghi nhận doanh thu thuần 296 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2015. Hiện nay, MSN đang tập trung vào việc mở rộng quy mô để củng cố thị phần tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và từng bước mở rộng thị trường ra toàn quốc.

Một số chỉ tiêu 6 tháng đầu năm của 7 DNNY ngành thực phẩm đồ uống

Tường An (TAC) và Vinacafé Biên Hòa (VCF) sụt giảm doanh thu trong 6 tháng qua cũng là điều dễ hiểu khi chi phí cho khoản mục này được tiết giảm khá mạnh lần lượt là 42% và 26%, xuống 3.4 tỷ đồng và 95 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng của Kantar Worldpanel, thương hiệu Tường An cũng thuộc top 10 được mua ở thành thị, còn sản phẩm Wake up Café Sài Gòn của VCF lại thu hút ở nông thôn.

Riêng Bibica (BBC) chi cho quảng cáo 11.4 tỷ đồng, tăng gần 35% nhưng doanh thu 6 tháng đầu năm lại có xu hướng giảm nhẹ. Ngược lại, dù mức chi cho việc quảng bá giảm mạnh 40% và 64% của Sữa Hà Nội (HNM) và Kinh Đô (KDC) nhưng doanh thu của hai đơn vị này đã có mức tăng trưởng khá với 7% và 19%. Cụ thể, doanh thu của HNM là 113 tỷ đồng, tăng 7%, còn KDC là 2,140 tỷ đồng, ứng với chi phí quảng cáo 53.4 tỷ đồng.

Theo Kantar Worldpanel, hiện nay, thị trường Việt Nam có tới khoảng 70% các mặt hàng hàng tiêu dùng nhanh tiếp cận chưa đến 50% số hộ gia đình/năm, và con số này cho thấy các thương hiệu vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển.

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   DTL: Sau soát xét, từ lãi sang lỗ (07/09/2015)

>   Mirae rộng đường vào châu Âu (07/09/2015)

>   CAV: BCTC 6 tháng đầu năm 2015 (07/09/2015)

>   CAV: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2015 (07/09/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 06/09/2015 (07/09/2015)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 04/09/2015 (07/09/2015)

>   LM8: Thông báo nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty con là Công ty Cổ phần Lilama 18.1 (07/09/2015)

>   VNT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2015 (07/09/2015)

>   HAG: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2015 (07/09/2015)

>   HAG: BCTC 6 tháng đầu năm 2015 (07/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật