Thứ Tư, 23/09/2015 09:42

Chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tới “chưa từng có tiền lệ”

Lần này sẽ không biết các vị đại biểu hỏi ai và hỏi nội dung gì nên các thành viên Chính phủ phải trả lời tại chỗ.

Như VnEconomy đã đưa tin, tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khai mạc vào ngày 20/10 tới đây, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ khác hẳn các kỳ họp trước.

Vậy cụ thể sẽ khác như thế nào? Đây là vấn đề được bàn luận tại phiên họp chiều 22/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội chỉ rõ, chỉ có một số nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề được Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện.

Không biết trước hỏi nội dung nào

Nhất là khi Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 của các bộ dài đến 800 trang.

Còn báo cáo tổng hợp của Chính phủ về nội dung này cũng dài đến 27 trang.

Đó là chưa kể còn các nội dung tại hai báo cáo cùng chủ đề của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Hai bản báo cáo này cùng báo cáo của Chính phủ sẽ đều được trình bày trong buổi sáng ngày đầu tiên của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.

Tiếp đến là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về nội dung trên.

Toàn bộ thời gian còn lại dành cho các vị đại biểu thảo luận về các báo cáo nói trên và chất vấn lại một số vấn đề.

"Các kỳ họp khác, ai trả lời chất vấn và nhóm vấn đề chất vấn đều biết trước, nhưng lần này sẽ không biết các vị đại biểu hỏi ai và hỏi nội dung gì, nên các thành viên Chính phủ nhận được chất vấn sẽ phải trả lời tại chỗ", Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh sự khác biệt trong cách thức tiến hành chất vấn.

Cũng nhấn mạnh đây là cách làm chưa từng có tiền lệ, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng cần phải cân nhắc tính toán thật kỹ để thể hiện trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Ông Hiền cũng đề nghị đoàn thư ký kỳ họp phải tổng hợp cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có bao nhiêu nghị quyết chất vấn và giám sát, qua đó có những điểm nổi bật gì.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nêu một ví dụ: sau khi Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và sau đó có nghị quyết yêu cầu giảm tai nạn giao thông ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước từ 5% đến 10% so với năm trước, thì 2012 là năm chuyển biến tốt nhất về giảm tai nạn giao thông và các năm sau giảm hơn năm trước.

Nói rõ đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức giám sát kiểu như thế này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu tinh thần là giám sát đến cùng các vấn đề đã được chất vấn.

Tuy nhiên do thời gian ít, nên theo Phó chủ tịch, cần chỉ rõ những vấn đề tại mỗi nghị quyết cần thiết chất vấn tiếp, để đại biểu biết và tiếp tục chất vấn những vấn đề còn đang dang dở.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, các bản báo cáo về thực hiện “lời hứa” sau chất vấn cần xác định trách nhiệm công vụ. Chỉ khi nào pháp luật vận hành tới trách nhiệm của từng cá nhân thì hiệu lực hiệu quả mới đảm bảo, ông Quyền nói.

Vẫn khó kiểm tra, giám sát

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến hết tháng 8/2015, qua 9 kỳ họp của Quốc hội và 40 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của 7 nghị quyết của Quốc hội và 8 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề.

7 nghị quyết Quốc hội và 6 thông báo kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn cũng được Chính phủ thực hiện đầy đủ.

Chính phủ cũng đã nhận và trả lời 1.585 phiếu chất vấn bằng văn bản, trả lời 1.147 chất vấn trực tiếp tại Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội chỉ rõ, chỉ có một số nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề được Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện.

Còn phần lớn các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp không được Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, không có đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo cho việc thực hiện đạt kết quả tốt,

Và điều đó đã dẫn tới thiếu thống nhất trong việc tổ chức thực hiện hoặc trùng lặp trong việc báo cáo thực hiện, khó kiểm tra, giám sát, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu có liên quan.

Nguyễn Lê

vneconomy

Các tin tức khác

>   Ồ ạt bán cây thốt nốt cho thương lái Trung Quốc (22/09/2015)

>   Mỹ: Giá thuốc thiết yếu bị tăng giá 5.000% chỉ sau một đêm (22/09/2015)

>   Bộ Tài chính kiên quyết không giảm giá sữa (22/09/2015)

>   Gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng, 3 cán bộ Agribank hầu tòa (22/09/2015)

>   Ứng dụng Skype gặp sự cố trên toàn thế giới (21/09/2015)

>   Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự quan trọng (21/09/2015)

>   Nhân Dân nhật báo Trung Quốc chửi tỷ phú giàu nhất châu Á vô ơn (21/09/2015)

>   Tháp Eiffel bị đóng cửa vì báo động khủng bố (21/09/2015)

>   Kỳ họp thứ 10, chất vấn tại Quốc hội sẽ khác? (21/09/2015)

>   Hàng ngàn hải sâm dạt vào bờ, nguy cơ gì? (21/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật