Vốn ồ ạt đổ vào BOT giao thông
Việc đầu tư ồ ạt vào các dự án BOT giao thông thời gian qua đã cho thấy sức hút của các dự án hạ tầng. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh có thể lại rơi vào tình trạng bong bóng như bất động sản.
Vốn ồ ạt vào dự án BOT giao thông
Trong những cuộc họp gần đây của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), lãnh đạo bộ này luôn nhắc tới hai từ “kỳ tích” trong việc huy động vốn vào các dự án hạ tầng giao thông. Sở dĩ bộ này gọi là “kỳ tích” vì trong hai năm trở lại đây mỗi năm có hàng chục ngàn tỉ đồng của nhà đầu tư rót vào dự án BOT giao thông.
Con số này được cụ thể hóa vào năm 2013, khi Bộ GTVT đã huy động được 68.563 tỉ đồng để đầu tư 24 dự án. Đến năm 2014, con số này tuy có giảm chút ít nhưng vẫn giữ ở mức 39.077 tỉ đồng cho 19 dự án đầu tư theo hình thức BOT. Còn trong sáu tháng đầu năm 2015, “kỳ tích” của Bộ GTVT còn được thể hiện rõ hơn nữa khi huy động được trên 27.000 tỉ đồng để đầu tư 11 dự án theo hình thức BOT, đạt 73% so với kế hoạch năm 2015.
Theo nhận định của ông Nguyễn Viết Huy, Phó trưởng Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư (Bộ GTVT), năm 2015 số vốn ngoài ngân sách huy động được để xây dựng hạ tầng giao thông sẽ còn cao hơn năm 2014, và đạt ở mức khoảng 45.000 tỉ đồng. Dự kiến, giai đoạn từ 2016-2020, sẽ có nguồn vốn khổng lồ lên đến khoảng 235.000 tỉ đồng ngoài ngân sách đầu tư vào giao thông.
Cơ sở để ông Huy đưa ra nhận định này là tính đến hết tháng 5-2015, Bộ GTVT đã và đang thực hiện 68 dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, trong đó, phần lớn là các dự án đường bộ. Riêng việc mở rộng quốc lộ 1A đã có 17 dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư 42.502 tỉ đồng. Quay trở lại thời điểm cuối năm 2012, sức hút của các dự án BOT giao thông “nóng” đến mức chỉ sau hơn một tháng bộ công bố danh mục các dự án BOT mở rộng quốc lộ 1A, tất cả 17 dự án đều có nhà đầu tư đăng ký tham gia, thậm chí có ba nhà đầu tư cùng đăng ký một dự án.
Điều này cũng được thể hiện qua con số thống kê tính đến tháng 6-2015 cả nước đã có 96 trạm thu phí được lập, đồng nghĩa với 96 dự án BOT. Trong đó, có 45 trạm thu phí đang thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT và 51 trạm đã thống nhất ký hợp đồng BOT và sẽ thu phí cho các dự án sau khi hoàn thành từ nay đến năm 2018. Trong số 96 trạm thu phí, có 83 trạm do Bộ GTVT ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT, 13 trạm do các tỉnh ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT.
Sự hấp dẫn của các dự án BOT đã khiến nhà đầu tư đổ dồn vào đây, trong bối cảnh hàng loạt các dự án bất động sản vẫn còn đóng băng ở thời điểm năm 2013 và 2014. Nắm bắt được thời cơ này, Bộ GTVT đã “chào hàng” thêm 50 dự án BOT có tính khả thi cao, trong đó lĩnh vực đường bộ có 37 dự án, hàng không sáu dự án, đường thủy nội địa ba dự án, đường sắt ba dự án và hàng hải một dự án với tổng mức đầu tư khoảng 160.000 tỉ đồng.
Nguy cơ đi vào vết xe đổ bất động sản
Việc phát triển quá nhanh của các dự án BOT giao thông đường bộ trong thời gian qua có thể thấy do nhiều yếu tố thuận lợi. Thứ nhất là ngân sách nhà nước không đủ để bố trí cho đầu tư hạ tầng giao thông. Thứ hai là nhiều tuyến đường quá hẹp và xuống cấp nghiêm trọng khiến tai nạn xảy ra liên tục (quốc lộ 1A, quốc lộ 14). Thứ ba là các ngân hàng đang dư tiền cho vay khi bất động sản đóng băng, nhà thầu thiếu việc làm.
* Đọc tiếp tại đây
Anh Quân
tbktsg
|