Thứ Hai, 17/08/2015 16:36

TCM: Biên lãi gộp cải thiện, lãi quý 2 tăng trưởng 13%

Biên lãi gộp cải thiện đã giúp CTCP Dệt may - Thương mại - Đầu tư Thành Công (HOSE: TCM) ghi nhận lãi ròng đạt 53 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh thu thuần trong kỳ ghi nhận 730 tỷ đồng, tăng 10% so với quý 2 năm trước. Đóng góp chính là doanh thu xuất khẩu (87%). Doanh thu đến từ việc gia công chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, đáng chú ý trong kỳ lại ghi nhận cao gấp đôi quý 2/2014, đạt 47 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện (từ 15% lên 18%) giúp lãi gộp đạt 128 tỷ đồng, tăng 29%.

Chi phí tài chính cao gấp đôi cùng kỳ, ghi nhận 20 tỷ đồng. Theo thuyết minh, nguyên nhân chính là do lỗ chênh lệch tỷ giá. Với đặc điểm kinh doanh phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu bông, sợi, vải, TCM đứng trước nhiều rủi ro về chênh lệch tỷ giá. Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gần đây có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng lên giá nguyên liệu đầu vào cũng như doanh thu thu về từ việc xuất khẩu của đơn vị này.

Ở chiều ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 21% lên 31 tỷ đồng. Chủ yếu do gia tăng chi phí thuê đất. Nhiều khả năng chi phí này đến từ các dự án xây dựng nhà máy may, đan và nhuộm mà TCM đang thực hiện. Thu nhập khác cao hơn cùng kỳ do khoản doanh thu từ việc thanh lý tài sản cố định.

Trừ các chi phí phát sinh khác, lãi ròng cổ đông công ty mẹ ghi nhận 53 tỷ đồng, tăng 13% so với quý 2/2014. Lãi trước thuế đạt 94 tỷ đồng, thực hiện 55% kế hoạch (170 tỷ).

 

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 29% so với đầu năm, ghi nhận 99 tỷ đồng. Các khoản phải thu tăng 26% chủ yếu do tăng phải thu từ khách hàng. Nhiều khả năng TCM đang cơi nới chính sách trả chậm nhằm kích thích tăng trưởng doanh thu. Hàng tồn kho tại 30/6/2015 ghi nhận 644 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm, theo thông tin từ Ban lãnh đạo, khoản tăng này chủ yếu do tăng nguyên liệu đầu vào.

Vay nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong nợ phải trả, ghi nhận 676 tỷ đồng. Nợ dài hạn tăng 70 tỷ so với đầu năm lên 291 tỷ đồng. Theo thuyết minh, trong kỳ có nhiều biến đổi về cơ cấu nợ dài hạn. Cụ thể, TCM đã trả hết khoản nợ 20 tỷ tại ngân hàng Shinhan song song đó lại phát sinh thêm khoản vay mới 85 tỷ đồng từ ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tổng vay nợ hiện chiếm 42% tổng nguồn vốn của TCM.

 

Tài liệu đính kèm:
20150814_20150814 - TCM - BCTC HN Q2.2015.pdf

Tấn Đạt

Các tin tức khác

>   TCL: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2015 (14/08/2015)

>   TNA: Nghị quyết HĐQT về việc chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2015 (14/08/2015)

>   SBT: BCTC quý 4 năm 2015 (14/08/2015)

>   SGT: BCTC quý 2 năm 2015 (14/08/2015)

>   SGT: Lãi sau thuế quý 2 giảm 68% cùng kỳ (17/08/2015)

>   SFC: BCTC 6 tháng đầu năm 2015 (14/08/2015)

>   SEC: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2015 (14/08/2015)

>   SEC: BCTC quý 4 năm 2015 (14/08/2015)

>   SBT: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2015 (14/08/2015)

>   PXS: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2015 (14/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật