Thứ Ba, 04/08/2015 13:23

Mở cửa bầu trời ASEAN, tăng áp lực cho hàng không Việt

Khi mở cửa bầu trời ASEAN các hãng hàng không trong khu vực Đông Nam Á có thể tự do hóa vận tải nhưng cũng sẽ gặp nhiều thách thức về cạnh tranh, hạ tầng khai thác khi mật độ máy bay dày đặc hơn tại các sân bay.

Bầu trời mở ASEAN sẽ đẩy các hãng hàng không vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt hơn. Ảnh: LÊ ANH

Cơ hội nhiều, thách thức không nhỏ

Nếu không có gì thay đổi, chỉ còn ít tháng nữa cộng đồng kinh tế chung ASEAN sẽ chính thức đi vào hoạt động. Ở lĩnh vực hàng không các nước ASEAN sẽ hướng đến một thị trường hàng không chung, hay còn gọi là “Bầu trời mở ASEAN”. Thực ra việc mở cửa bầu trời theo Hiệp định Tự do hóa vận tải hành khách giữa các nước ASEAN ký ngày 12-11-2010 đã có hiệu lực giữa các nước đã phê chuẩn hiệp định này. Và Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định từ cuối năm 2011.

Mở cửa bầu trời được xác định là một phần quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước ASEAN, bởi việc liên kết giao thông, nhất là hàng không sẽ tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy du lịch, đồng thời giúp ngành hàng không trong khu vực cạnh tranh hơn.

Đến thời điểm này hầu như các hãng hàng không Việt Nam đã thấy được những cơ hội và thách thức từ việc mở cửa bầu trời ASEAN. Nói về cơ hội khi mở cửa bầu trời ASEAN, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc của Jetstar Pacific, cho biết việc tự do hóa vận tải hàng không ASEAN sẽ cho phép các hãng hàng không của mỗi nước được khai thác không hạn chế thương quyền 3, 4 và 5 giữa các thành phố có sân bay quốc tế của mỗi nước. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, góp phần đẩy mạnh và phát triển du lịch, giao thương kinh tế, văn hóa giữa các thành phố của các nước Đông Nam Á với nhau.

Còn đại diện của VietJet Air - một hãng hàng không non trẻ cũng đánh giá rằng, sự kiện mở cửa bầu trời ASEAN là một bước ngoặt đối với ngành hàng không. Đây là một cơ hội để các hãng hàng không Việt Nam mở rộng phát triển mạng đường bay đến các nước trong khu vực. Khi đó, việc kết nối giữa các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nhờ những cam kết của các chính phủ trong thỏa thuận bầu trời mở.

Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội phát triển thị trường thì thách thức cũng không nhỏ. Ông Lê Hồng Hà của Jetstar Pacific lo lắng, “một khi các hãng đều tăng tần suất các chuyến bay hoặc một đường bay có nhiều hãng mở thì việc phải đối mặt với khó khăn trong việc xin giờ cất hạ cánh tại các sân bay quốc tế do mật độ khai thác tăng lên cao là điều không thể tránh khỏi”, ông nói.

Thực ra những trở ngại mà các hãng phải đối mặt không phải ở trên bầu trời mà là vấn đề ở dưới mặt đất. Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam năm 2015 diễn ra hồi tháng 3 vừa qua, ông Dương Trí Thành, Phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines (VNA), đặt vấn đề khi mật độ máy bay tăng nhanh nhưng hạ tầng không tăng theo kịp sẽ dẫn tới ách tắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới chậm, hủy chuyến gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ của ngành.

Làm gì để biến thách thức thành cơ hội

Có thể nói các hãng hàng không Việt Nam đã rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội từ việc mở cửa bầu trời ASEAN. Từ hai năm nay các hãng đã bắt đầu chuẩn bị các kế hoạch để tham gia vào sân chơi này.

Đầu tiên là Vietnam Airlines đã chuẩn bị cho sự kiện này bằng việc nâng cấp tổng thể chất lượng dịch vụ mặt đất và trên không theo tiêu chuẩn quốc tế từ mức 3 sao lên 4 sao. Hãng đã thực hiện kế hoạch này bằng việc đầu tư đội máy bay hiện đại. Trong đó, hãng sẽ thay thế toàn bộ đội tàu bay thân rộng với 33 chiếc, trong đó có 19 chiếc Boeing 787 Dreamliner và 14 chiếc Airbus A350-900XWB (bao gồm cả mua và thuê), được chuyển giao dần trong vòng hơn ba năm, từ giữa 2015 đến đầu năm 2019. Những loại máy bay mới này sẽ cho phép hành khách được truy cập Wi-Fi trên máy bay. Đây là điểm khác biệt giữa dịch vụ của VNA với các hãng còn lại của Việt Nam.

VietJet Air cũng không chịu kém khi chuẩn bị rất kỹ những kế hoạch để có đủ khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực khi tham gia vào sân chơi bầu trời mở ASEAN. Đại diện của VietJet Air tiết lộ, để cạnh tranh sòng phẳng với các hãng hàng không mạnh trong khu vực, hãng đã chú trọng vào ba nội dung trọng tâm là công tác nhân sự, đội tàu bay và tăng cường năng lực quản trị vận hành bên cạnh khả năng tài chính.

Đối với công tác nhân sự, VietJet Air đã đầu tư trung tâm đào tạo, trang bị cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của học viên. Về đầu tư đội bay, bên cạnh hợp đồng thuê mua 100 tàu bay với Airbus đã ký vào năm 2014, tại triển lãm hàng không Quốc tế Paris Airshow 2015 vừa qua VietJet Air đã ký tiếp hợp đồng bổ sung đặt mua thêm sáu máy bay A321.

Xem chi tiết tại đây...

Lê Anh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Ngành dệt may đề xuất tăng lương tối thiểu 6% (04/08/2015)

>   Cước internet cáp quang: Cạnh tranh thiếu lành mạnh? (04/08/2015)

>   Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Quyết liệt kiểm soát nhập siêu dưới 5% (03/08/2015)

>   Nửa cuối năm, dự báo giá tôm sẽ tăng (03/08/2015)

>   Cơ hội nào cho ngành Sữa Việt Nam? (03/08/2015)

>   Thận trọng với ‘Quy chuẩn sữa’ (03/08/2015)

>   Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã đến ngưỡng “giới hạn”? (03/08/2015)

>   Đồng Nai tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài (03/08/2015)

>   Doanh nghiệp nông nghiệp chật vật thoái vốn (03/08/2015)

>   Bán lẻ hàng hóa tăng mạnh nhất trong 4 năm (03/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật