Thứ Tư, 19/08/2015 11:37

Hạ giá VNĐ tác động tiêu cực lên thị trường tài chính trong ngắn hạn

Sáng 19/08, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phá giá thêm 1%, như vậy tỷ giá đã điều chỉnh 3% và được nới biên độ thêm 1% (từ 1% lên 2%) kể từ đầu năm 2015. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng mới là 21,890 VNĐ/USD, mức trần mới là 22,327 VNĐ/USD.

 

Trong báo cáo nhận định sức ép tỷ giá CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI) vừa công bố, tổ chức này nhận định chính sách tỷ giá của NHNN như vậy là hợp lý trong bối cảnh có nhiều diễn biến bất ngờ trên thị trường tiền tệ năm 2015: (1) sự phục hồi của USD trước khả năng nâng lãi suất của Fed sau 8 năm và (2) sự phá giá bất ngờ đồng nhân dân tệ (RMB) của Ngân hàng Nhân dân Trung hoa (PBoC).

Theo BSI, thị trường ngoại hối trong nước sẽ sớm cân bằng lại nhờ sự linh hoạt của NHNN. Hạ giá đồng VNĐ tương ứng với diễn biến trên thế giới sẽ giúp dự trữ ngoại tệ Việt Nam được bảo vệ và ổn định lại tâm lý trên thị trường. Trong ngắn hạn, sự kiện này có thể đem đến tác động tiêu cực trên các thị trường tài chính, nhưng sẽ là cú hích trong trung và dài hạn.

BSI cho rằng, năm nay diễn biến trên thị trường tiền tệ thế giới quá nhiều điều bất ngờ như (1) phục hồi của USD từ việc Fed có khả năng nâng lãi suất USD sau 8 năm (khả năng khá cao), và (2) PBoC bất ngờ phá giá mạnh đồng RMB sau nhiều chuỗi biến cố trong nước, như vậy RMB gần 4.5%; VNĐ gần 3% cộng với nới biên độ 2% sẽ giúp cân bằng lại thị trường ngoại tệ trong nước. Trong cơ cấu cán cân thương mại của Việt Nam, xuất khẩu phụ thuộc 2/3 vào khối FDI, trong khi nhập khẩu chủ yếu lại là khối trong nước. Việc điều chỉnh tỷ giá lại sẽ giúp bảo vệ dự trữ ngoại tệ Việt Nam trong bối cảnh đồng VNĐ chưa chiết khấu đủ với giá trị và cung cầu. Tuy nhiên tác động sẽ không quá lớn đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp do Việt Nam vẫn đang là quốc gia định hướng xuất khẩu, và quá trình hạ đòn bẩy với vay nợ USD đã diễn ra ở nhiều ngành.

Tỷ giá và chính sách của NHNN 2015

 

Theo BSI, biểu đồ Dollar-Index cho thấy rõ ảnh hưởng đáng kể của sự gia tăng về giá trị của đồng USD kể từ nửa cuối năm 2014 khiến NHNN phải hai lần điều chỉnh tỷ giá 1%: 21,458 ngày 7/1/2015 và 21,673 ngày 7/5/2015. Sau đó diễn biến phức tạp của đồng Nhân dân tệ khiến NHNN nới biên độ tỷ giá từ 1% lên 2% ngày 11/08/2015.

So với các đồng tiền trong khu vực, VNĐ đang là đồng tiền mất giá ít nhất kể từ 2011 đến này (4.8%). Do các NHTW đều đang đặt minh vào vị thế giảm giá đồng nội tệ so với USD để kích thích tăng trưởng, nên việc VNĐ nằm trong xu hướng đó cũng không quá ngạc nhiên.

“Ngắn hạn, việc điều chỉnh tỷ giá giúp giải tỏa tâm lý đầu cơ, găm giữ USD của giới đầu cơ. Trung hạn, áp lực lên tỷ giá vẫn là vấn đề cần lưu tâm khi cán cân thương mại của Việt Nam đang quay trở lại tình trạng nhập siêu với tốc độ nhanh và sức ép từ chính sách tỷ giá của các đồng tiền lớn vẫn chưa giảm bớt”, báo cáo của BSI nêu rõ.

Trong bối cảnh biến động tiền tệ thế giới phức tạp trở lại, các chính sách điều hành tỷ giá như 2011 – 2015 nhiều khả năng không còn được duy trì được hiệu quả. Tình hình kinh tế vĩ mô cũng như sức khỏe của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng tốt hơn nhiều so với tình trạng mong manh đầu 2011. BSI cho rằng tình hình ngoại hối vẫn đang căng thẳng kể cả sau khi điều chỉnh biên độ, diễn biến thị trường tiền tệ thế giới tiếp tục phức tạp và nhiều khả năng sẽ thay đổi dư địa 2% của NHNN năm 2015. Chính sách hối đoái ổn định có thể phù hợp ở thời kỳ 2011-2014 nhưng ở thời kỳ tiếp theo cần tránh việc bó cứng mức điều chỉnh tỷ giá từ đầu năm, và cần sự linh hoạt lớn hơn, tôn trọng thị trường để đảm bảo sức cạnh tranh và giúp nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu.

Ảnh hưởng đến các nhóm ngành

Cũng theo BSI, trong 4 năm thực thi nhiều chính sách tỷ giá chặt chẽ, đa số các ngành/doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc vốn vay ngoại tệ đều đã giảm đòn bẩy đáng kể (trừ ngành Vận tải biển). Quy mô xuất nhập khẩu tăng gần 50% trong 4 năm từ 203 tỷ USD lên 298 tỷ USD (2014). Do vậy việc tỷ giá tăng trong giai đoạn sắp tới là điều khó tránh nhưng cũng không tác động quá tiêu cực đến nền kinh tế.

BSI đánh giá là 1 quốc gia mà nền kinh tế có định hướng xuất khẩu như Việt Nam, đồng nội tệ giảm sẽ có tác động hai chiều đến các nhóm ngành.

Cụ thể Nhóm được hưởng lợi gồm (1) các ngành xuất khẩu như: Thủy sản, dệt may, cao su, công nghệ, dầu khí; nhóm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực như (2) nhóm ngành nhập khẩu như dược, nhựa, săm lốp và (3) các ngành có mức độ vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng.

Gia Nguyên

Các tin tức khác

>   Đăng ký dịch vụ trực tuyến cùng NamABank (19/08/2015)

>   ABBank lãi 179 tỷ đồng trước thuế 6 tháng đầu năm 2015 (19/08/2015)

>   Kiều hối về TP.HCM tăng mạnh (19/08/2015)

>   Tỷ giá niêm yết “nhảy nhót” tại các ngân hàng thương mại (19/08/2015)

>   NHNN tăng tỷ giá thêm 1%, nới biên độ lên +/-3% (19/08/2015)

>   Chuyện bây giờ mới kể: Cổ đông đã nói gì về DongA Bank? (19/08/2015)

>   SaigonBank lấy ý kiến tăng vốn lên 4,080 tỷ đồng (19/08/2015)

>   Ông Lê Hùng Dũng phủ nhận tin đồn bị bắt (19/08/2015)

>   NHNN: Nợ xấu cuối quí 1 là 3,81%, tương đương 155.280 tỉ đồng (19/08/2015)

>   Lịch sử đang nghiêng về nới biên độ tỷ giá (19/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật