Thứ Sáu, 28/08/2015 21:25

Công ty Trung Quốc "nhái" cả tập đoàn tỷ đô Goldman Sachs

Ngày 27/8, một người đại diện của công ty tài chính có tên Goldman Sachs ở Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, bất cứ sự tương đồng nào của công ty này với tập đoàn đầu tư tài chính tỷ đô cùng tên ở Mỹ đều là ngẫu nhiên và không có chủ đích.

Lời khẳng định này được đưa ra vài tuần sau khi một người đàn ông Trung Quốc bị bắt giữ vì thành lập một chi nhánh ngân hàng giả mạo.

Công ty cho vay tài chính Goldman Sachs Thâm Quyến hiện đang hoạt động tại thành phố năng động miền Nam ngay cạnh Hong Kong, và có cái tên gần như là giống hệt với tên tập đoàn tài chính Goldman Sachs có trụ sở chính ở New York.

“Chúng tôi không có bất cứ liên hệ nào với Goldman Sachs ở Mỹ. Chúng tôi chỉ chọn cái tên này, và cũng không hề có ý chọn trùng tên,” một phát ngôn viên của công ty trả lời phỏng vấn hãng tin AFP.

Tuy nhiên trên thực tế, Goldman Sachs Thâm Quyến còn dùng cả tên viết bằng tiếng Trung mà Goldman Sachs “hàng thật” dùng chính thức tại Trung Quốc.

Người phát ngôn của Goldman Sachs Mỹ tại Hong Kong khẳng định không có bất cứ liên hệ gì với Goldman Sachs Thâm Quyến, và cho biết công ty đang “xem xét vụ việc.”

Công ty Goldman Sachs Thâm Quyến đã bị "vạch mặt" sau khi một công đoàn nhân viên làm việc tại một sòng bạc ở Mỹ gửi thư tới các quan chức chống tham những ở Trung Quốc, yêu cầu họ điều tra công ty này.

Vụ việc nổi lên sau khi một người đàn ông 39 tuổi tại nước này bị bắt giữ hồi đầu tháng Tám vì tội mở một chi nhánh giả mạo của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, bao gồm cả máy đọc thẻ, quầy giao dịch và bảng hiệu. Những vị khách nhẹ dạ đã gửi tiền vào tài khoản của mình tại chi nhánh này, nhưng sau đó không thể rút ra.

Việc thực hiên luật sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc được đánh giá là lỏng lẻo. Đã có nhiều công ty nước ngoài đâm đơn kiện những kẻ giả mạo mình tại đây ra tòa án.

Hồi tháng trước, ngôi sao bóng rổ Michael Jordan đã thua vụ kiện với một công ty sản xuất đồ thể thao ở Trung Quốc sử dụng tên tiếng Trung của anh mà không được phép.

Apple cũng đã phải mất tới 60 triệu USD cho một vụ tranh chấp thương hiệu với một công ty Trung Quốc hồi năm 2012.

Mai Nguyễn

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc nới lỏng hạn chế đầu tư nước ngoài vào bất động sản (28/08/2015)

>   Myanmar khôi phục hoạt động xuất khẩu gạo vào giữa tháng 9 (28/08/2015)

>   Kinh tế Nhật Bản hồi phục với chỉ số việc làm tốt nhất trong 23 năm (28/08/2015)

>   Dân yêu quý Donald Trump tăng, Hillary Clinton giảm, vì sao? (28/08/2015)

>   Lợi nhuận của các “đại gia” năng lượng Trung Quốc sụt giảm (28/08/2015)

>   Trung Quốc bắt Chủ tịch Nhân dân Nhật báo điện tử (28/08/2015)

>   Nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô sang mua bất động sản Australia (28/08/2015)

>   Dầu bật mạnh hơn 10%, vượt 42 USD/thùng (28/08/2015)

>   Ấn Độ: Xuất khẩu tôm có thể tăng trong năm nay (25/08/2015)

>   Chuyện gì với Mỹ nếu TPP “chết”? (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật