Thứ Tư, 26/08/2015 07:55

Chỉ có hai nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần Bệnh viện Giao thông

Đến hạn nộp hồ sơ đăng ký nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải (GTVT) Trung ương hôm 20-8, chỉ có hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần (CTCP) tập đoàn Bảo Sơn và CTCP tập đoàn T&T đăng ký.

 

Bệnh viện GTVT trung ương sau CPH được sử dụng khu klhám chữa bệnh mới có giá trị đầu tư 15 triệu đô la từ vốn ODA. Ảnh: Bộ GTVT

Theo tin từ Bộ GTVT, để đảm bảo tiến trình cổ phần hóa (CPH) các đơn vị sự nghiệp công lập, mà mở đầu là CPH Bệnh viện GTVT Trung ương trong quý III năm nay, bộ đã hoàn tất việc chào mời các nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, đến ngày 20-8 là hết hạn đăng ký, chỉ có hai nhà đầu tư đăng ký mua là CTCP tập đoàn Bảo Sơn và CTCP tập đoàn T&T,

Đây là một cái kết khá ngạc nhiên bởi trước đó, hồi tháng 3 năm nay, khi Bệnh viện GTVT kêu gọi nhà đầu tư chiến lược, đã có bốn doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký tham dự, trong đó có cả nhà đầu tư đến từ Singapore, Malaysia và các nhà đầu tư trong nước, kể cả tập đoàn kinh doanh bất động sản như FLC hay kinh doanh khách sạn như Bảo Sơn.

Bộ GTVT đã từng trình lên Thủ tướng đề xuất xin chỉ định cho CTCP tập đoàn T&T làm cổ đông chiến lược vì tập đoàn này đáp ứng được tiêu chí là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tại thời điểm gần nhất tối thiểu là 1.000 tỉ đồng và không lỗ lũy kế. Sau đó, do số lượng nhà đầu tư đăng ký đông hơn, Bộ GTVT đã quyết định mời các nhà đầu tư đăng ký để đấu giá 30% số cổ phần dành cho nhà đầu tư chiến lược tại đây.

Tuy nhiên, đến thời điểm “khóa sổ” đăng ký thì chỉ có hai doanh nghiệp không kinh doanh lĩnh vực chính là bệnh viện, khám chữa bệnh đăng ký mua cổ phần như trên, còn các nhà đầu tư khác đã rút, cho dù điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược ở đây vẫn không thay đổi so với trước: bao gồm a/ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh hoặc dịch vụ y tế có vốn chủ sở hữu tại Báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất không thấp hơn 200 tỉ đồng và không lỗ lũy kế; hoặc b/ là doanh nghiệp hoạt động không cùng lĩnh vực thì phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỉ đồng.

Dự kiến sau cổ phần hóa bệnh viện, nhà nước sẽ chỉ còn giữ 30% vốn tại bệnh viện này. Để giảm vốn nhà nước, phương án cổ phần hóa được thông qua là kết hợp bán vốn nhà nước đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Bệnh viện GTVT có giá trị 158 tỉ đồng tương đương với giá trị 100% vốn nhà nước tại đó. Quy mô vốn điều lệ của bệnh viện dự kiến sẽ tăng lên khoảng 430 tỉ sau khi bổ sung giá trị đầu tư còn lại của dự án tòa nhà điều trị 7 tầng hiện đại trị giá 15 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn ODA vừa mới khánh thành. Ngoài ra, bệnh viện hiện còn có quyền sử dụng diện tích đất lên đến 21.000 mét vuông tại Quận Đống Đa, Hà Nội.

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   25 cá nhân muốn mua gấp đôi lượng đấu giá Công trình Giao thông Hà Nội (25/08/2015)

>   Đấu giá Xây dựng và Cấp nước Điện Biên: Chỉ 0.4% lượng cp được đăng ký mua (25/08/2015)

>   “Vua” cao tốc cần “thông” vốn điều lệ để cổ phần hóa (25/08/2015)

>   Bán cổ phần theo lô: Quy định chặt chẽ để không xảy ra tham nhũng (24/08/2015)

>   IPO gần 2 triệu cp Thương mại Đầu tư Hà Nội giá 10,000 đồng/cp (25/08/2015)

>   SCIC đấu giá hơn 1.9 triệu cp Liên hiệp thực phẩm với giá khởi điểm 12,000 đồng/cp (24/08/2015)

>   IPO hơn 3 triệu cp Xây lắp - Môi trường Nhân Cơ -TKV, giá khởi điểm 11,600 đồng/cp (24/08/2015)

>   Hủy tổ chức phiên đấu giá cổ phần CTCP Đại lý hàng hải (22/08/2015)

>   IPO gần 5 triệu cp Cấp thoát nước Bến Tre, giá khởi điểm 10,000 đồng/cp (25/08/2015)

>   VietinBank và VPBank sẽ là cổ đông chiến lược của Cảng Sài Gòn (20/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật