Chủ Nhật, 26/07/2015 10:32

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Khai thác quặng sắt tại mỏ Pilbara, Úc. Ảnh: BLOOMBERG BUSINESS

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph.

Chuyện xảy ra với tài sản của bà Rinehart cũng là tương tự với vấn đề kinh tế mà nước Úc đang phải đối mặt, sau nhiều năm được xem là đất nước may mắn vì giàu tài nguyên, khoáng sản như quặng sắt, than và vàng. Trong những năm bùng nổ phát triển và nhu cầu nguyên liệu, Trung Quốc dường như “mua bao nhiêu cũng không đủ” mọi thứ tài nguyên khoáng sản Úc đào lên khỏi mặt đất, nhất là quặng sắt cho ngành công nghiệp thép của Trung Quốc. Kinh tế của Úc lúc này giống như đất nước dầu mỏ giàu có Ảrập Saudi.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   WTO ủng hộ Argentina kiện Mỹ về việc cấm nhập khẩu thịt (26/07/2015)

>   Người dân Italy vẫn muốn ở lại Eurozone bất chấp khủng hoảng (25/07/2015)

>   Iran phác thảo kế hoạch tái thiết các ngành kinh tế chủ chốt (25/07/2015)

>   Nga tuyên bố sẽ thành lập một cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới (24/07/2015)

>   WTO thông qua dỡ bỏ thuế cho hơn 200 sản phẩm công nghệ (24/07/2015)

>   Google và Facebook 'chống lưng' Samsung trong cuộc chiến với Apple (24/07/2015)

>   Nikkei mua Financial Times (24/07/2015)

>   Ấn Độ có thể ban hành cơ chế riêng thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam (23/07/2015)

>   Nga dự báo kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm nay đạt 13 tỷ USD (23/07/2015)

>   Iran sẽ hợp tác với Trung Quốc xây hai nhà máy điện hạt nhân (23/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật