Thứ Tư, 01/07/2015 07:58

TPHCM: Khu đô thị du lịch Cần Giờ muốn lấn biển thêm 300 hecta

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ rộng 821 héc ta sẽ có những công trình khách sạn và resort cao cấp, trung tâm hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, bến du thuyền, bến thủy phi cơ, công trình thủy cung lớn… Dự kiến khu đô thị lấn biển tại TPHCM này sẽ được xây dựng và hoàn chỉnh trong 7 năm, từ 2015 đến 2022.

Bãi biển 30-4 tại Cần Giờ, TPHCM - Ảnh: Duy Nguyễn.

Theo báo cáo về tiến độ dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ, ông Nguyễn Đăng Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ cho rằng, với mục tiêu đưa huyện Cần Giờ, TPHCM trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, khu du lịch biển Cần Giờ cần có diện tích đủ lớn để xây dựng các hạng mục nói trên.

Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ kiến nghị UBND thành phố cho phép công ty được mở rộng dự án với diện tích mở rộng phần lấn biển 300 héc ta dọc theo bờ biển hướng về xã Long Hòa.

Từ năm 2014, liên danh Lũng Lô – Sao Mai đã bắt đầu triển khai san lấp dự án và đã hoàn thành gói thầu thi công các công trình thủy công và san lấp được mặt bằng gần 16 héc ta. Hiện Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ tiếp tục xin phép khai thác mỏ cát san lấp Long Hòa 3, 4, 5 và 6 để phục vụ nhu cầu san lấp cho dự án.

Để thực hiện dự án khu đô thị lấn biển với quy mô nhiều hạng mục lớn, Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ đã thu hút các cổ đông có tiềm lực; trong đó đáng chú ý có sự tham gia đầu tư của Tập đoàn Vingroup (VIC) vào các hạng mục như Khu đô thị 41 héc ta trong thị trấn Cần Thạnh, xây dựng cầu nối TPHCM với Cần Giờ theo hình thức đầu tư BT.

Theo UBND thành phố, chính quyền thành phố rất quan tâm đến việc đầu tư, phát triển tại huyện Cần Giờ nói chung và phát triển thế mạnh về du lịch tại huyện này nói riêng. Tuy nhiên, dự án khu đô thị du lịch biển Cần Giờ do Công ty cổ phần Khu đô thị du lịch Cần Giờ triển khai gần 15 năm qua vẫn chưa có kết quả.

Việc có nhà đầu tư chiến lược (Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup) tham gia đầu tư là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh dự án trên toàn bộ diện tích 821 héc ta, và chính quyền thành phố kỳ vọng khi có nhà đầu tư đủ năng lực, dự án sẽ được thực hiện nhanh, tạo động lực phát triển cho Cần Giờ.

Với hơn 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước, sông và kênh rạch, Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM, trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào năm 2000 với hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.

Trước đó, vào cuối năm 2007 Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ đã khởi động dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ có tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỉ đồng. Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2007 gồm phần san lấp biển; giai đoạn 2 theo kế hoạch ban đầu sẽ tiếp tục hoàn thành phần cơ sở kỹ thuật hạ tầng và sẽ hoàn tất các công trình vào giữa năm 2016. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa đạt tiến độ theo kế hoạch ban đầu.

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   Công bố thông tư hướng dẫn bảo lãnh bất động sản (30/06/2015)

>   TP.HCM trao giấy phép đầu tư xây Tháp quan sát cao 86 tầng (30/06/2015)

>   Đầu tư gần 1400 tỷ đồng xây KCN Chấn Hưng (30/06/2015)

>   Tiêu thụ căn hộ TPHCM lập kỷ lục (30/06/2015)

>   Người nước ngoài mua nhà: Bên mua – bên bán đều chưa thấy hứng (30/06/2015)

>   Tháp dầu khí cao nhất VN: Biểu tượng 1 tỷ USD 'chết yểu' (30/06/2015)

>   Cao tốc Đà Nẵng–Quảng Ngãi giảm 2.500 tỉ đồng vốn đầu tư (30/06/2015)

>   BĐS Hà Nội nửa cuối 2015 – Nóng phân khúc thấp (30/06/2015)

>   TP HCM: Vẫn còn khoảng trống nhà ở xã hội trong chính sách nhà ở (29/06/2015)

>   Cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư Dự án BT (29/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật