Thứ Hai, 27/07/2015 13:40

Thực hư margin tại các công ty chứng khoán

Số dư cho vay margin chứng khoán (ký quỹ và ứng trước tiền bán) tính đến cuối quý 2/2015 của các công ty chứng khoán (CTCK) thuộc Top 10 môi giới tăng đáng kể so với đầu năm lên khoảng 13,000 tỷ đồng. Tuy nhiên con số thực cấp margin trong nửa đầu năm vượt xa nhiều so với số dư cuối kỳ này.

* SHS vượt mặt VND lên thứ 4 thị phần môi giới trên HOSE

* Thị phần môi giới trên HNX: Tiếp tục có sự hoán đổi

Bao nhiêu tiền bơm cho margin?

“High risk high return – Lợi nhuận cao thì rủi ro cao” - Margin luôn là chất kích thích hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường với kỳ vọng sinh lợi lớn từ số vốn ít ban đầu. Tuy nhiên, lượng tiền margin thực tế bơm ra từ các CTCK luôn là con số bí ẩn mà chỉ có người trong cuộc mới biết. Và tất nhiên, phần lớn lượng tiền margin này đều từ các CTCK có quy mô vốn lớn và chiếm thị phần môi giới cao trên thị trường.

Trong top 10 các CTCK có thị phần môi giới cao nhất tại HOSE và HNX thì CTCK Sài Gòn (SSI) là đơn vị có số dư margin cuối quý 2/2015 cao nhất với 2,185 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong quý 2/2015, SSI cũng dẫn đầu về thị phần môi giới trên cả hai sàn.

Tiếp đó là CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS) và CTCK VNDirect (VND) lần lượt đạt 1,673 tỷ và 1,511 tỷ đồng, đây còn là hai đơn vị có mức tăng margin so với đầu năm cao nhất (gần 80%).

Phần lớn các CTCK còn lại cũng tăng số dư margin, chỉ riêng CTCK Bản Việt (VCSC) giảm 3%, CTCK ACB (ACBS) giảm 5% và CTCK Ngân hàng BIDV (BSI) giảm 14%.

Số dư margin của các CTCK top 10 môi giới đến quý 2/2015
ĐVT: tỷ đồng
Tỷ trọng số dư margin trên tổng tài sản của các CTCK top 10 môi giới đến cuối quý 2/2015
*: Số liệu công ty mẹ

Xét trong cơ cấu tổng tài sản, số dư margin cuối quý 2/2015 của các CTCK SHS, ACBS và VCSC khá cao, trên mức 50% tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, số dư margin cuối kỳ của các CTCK chưa thể hiện hết được quy mô lượng tiền margin bơm ra trong kỳ. Điển hình như tại CTCK Bảo Việt (BVS), mặc dù margin cuối quý 2/2015 chỉ khoảng 670 tỷ nhưng lượng tiền tăng trong kỳ lên đến hơn 12,730 tỷ đồng. Tương tự như vậy, CTCK FPT (FPTS) và CTCK MB (MBS) cũng có lượng tiền margin tăng trong kỳ không hề nhỏ, đến mức 9,495 tỷ và 7,351 tỷ đồng. Và đặc biệt hàng loạt công ty như SSI, HCM, VND, VCSC… đều “ẩn” con số tăng giảm margin trong kỳ.

Nếu như tính tổng lượng tăng margin trong kỳ (sử dụng tạm số dư cuối kỳ đối với những CTCK không công bố chi tiết tăng giảm trong kỳ) thì trong nửa đầu năm 2015 tiền margin bơm ra từ các CTCK chắc chắn sẽ vượt xa số 43,400 tỷ đồng.

Trong số các CTCK này, MBS là đơn vị có trích lập các khoản phải thu margin cao nhất với gần 130 tỷ đồng (phải thu từ các thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư đã quá hạn).

Margin mang về gần 1/3 tổng doanh thu cho HCM và VND

Xét về doanh thu, hoạt động môi giới của phần lớn các CTCK này đều mang về doanh thu quý 2/2015 tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trong đó VCSC tăng mạnh nhất 142%, đạt 172 tỷ đồng

Đồng thời, khoản doanh thu khác (trong đó có hạch toán doanh thu từ margin, ứng trước tiền bán chứng khoán) cũng tăng đáng kể so với quý 2/2014. Mức tăng mạnh nhất cũng là VCSC 660% lên 51 tỷ đồng, hay SHS cũng tăng 135% lên 30 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới và doanh thu khác quý 2/2015 của các CTCK top 10 môi giới
ĐVT: tỷ đồng
*: Số liệu công ty mẹ

Riêng SSI, VND công bố chi tiết doanh thu từ margin của công ty lần lượt đạt 70 tỷ và 35 tỷ đồng, tăng 49% và 125% so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu từ margin của HCM giảm 20% đạt 44 tỷ đồng. Tại HCM và VND, khoản thu này chiếm gần 1/3 tổng doanh thu trong kỳ của công ty.

Để có thể giành giật nhau từng chút thị phần môi giới, các CTCK cũng phải sử dụng rất nhiều chiêu thức khác nhau và một trong những giải pháp không kém phần quan trọng là chính sách cho margin cũng như lãi suất cho vay mảng này. Theo một số môi giới, lãi suất margin của các CTCK này dao động từ 13-15.5%. VND cũng công bố trong báo cáo tài chính quý 2 lãi suất các khoản cho vay ký quỹ của nhà đầu tư là 14-14.5%/năm với tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì cho giao dịch là 50% và 85%.

Minh Hằng

Các tin tức khác

>   PTKT phiên chiều 27/07: VN-Index duy trì trên đường trendline ngắn hạn (27/07/2015)

>   Nhịp đập Thị trường 27/07: Khối ngoại chuyển hướng sang HNX (27/07/2015)

>   PIC: 05/08/2015, ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu đăng ký giao dịch của CTCP Đầu tư Điện lực 3 (MCK: PIC) (27/07/2015)

>   “Săn” cổ phiếu nào cho tuần cuối tháng 7? (27/07/2015)

>   27/07: Bản tin đầu tuần (27/07/2015)

>   DNP: Cách nào để cạnh tranh với những “ông lớn”? (28/07/2015)

>   HOSE: Cập nhật thông tin Bộ chỉ số HOSE – Index (24/07/2015)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/07 (27/07/2015)

>   Thêm “nỗi đau” cho cổ phiếu dầu khí (24/07/2015)

>   Chậm công bố thông tin, TBT bị phạt 50 triệu đồng (24/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật