Thứ Sáu, 10/07/2015 16:03

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho ngành gỗ

Cùng với tiến độ tái cơ cấu lâm nghiệp chậm, trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn do giá bán xuất khẩu giảm, các chi phí đầu vào đều tăng trong khi mục tiêu kim ngạch xuất khẩu mới thực hiện được một nửa. Các chuyên gia kinh tế băn khoăn, cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt mục tiêu đề ra?

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 3,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 7%, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014 do tổng lượng dăm gỗ xuất khẩu sang một số thị trường lớn sụt giảm. Thêm vào đó, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nhất là mặt hàng đồ gỗ ngoài trời, gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU. Mục tiêu 7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đề ra cho ngành gỗ trong năm nay chỉ mới chưa đạt được một nửa. Hơn nữa, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cũng thừa nhận, hai năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tuy đã thúc đẩy giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng, nhưng, việc triển khai vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Kết quả tái cơ cấu dường như chưa tạo được những chuyển biến thực sự; tăng trưởng của ngành còn thiếu bền vững. Việc chuyển đổi và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ ngày càng phát sinh nhiều bất cập; các lâm trường quốc doanh hay công ty kinh doanh lâm nghiệp nhà nước còn chậm đổi mới.

Nguồn: vov.vn

Trong khi tái cơ cấu ngành còn quá chậm chạp, các chuyên gia kinh tế dự báo, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ sẽ đối mặt với không ít khó khăn do giá bán xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đang có xu hướng giảm mạnh nhưng các chi phí đầu vào đều tăng như tiền điện, chi phí xăng dầu, tiền lương... Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh, nên nhiều doanh nghiệp đã có ý định từ bỏ kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra, gánh nặng trên vai doanh nghiệp còn tăng lên khi nhiều ngân hàng thương mại đang tiến hành tăng lãi suất cho vay. Không những vậy, theo Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (Vietfores) Nguyễn Tôn Quyền, ngoài các thị trường trọng điểm, việc mở rộng thị trường xuất khẩu mới chưa có nhiều bước tiến khả quan. Ví dụ, tại thị trường Nga, tuy đã được tạo điều kiện hơn trước, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa nước ta và Liên minh Kinh tế Á - Âu được ký kết, các doanh nghiệp hiện vẫn chưa thâm nhập được.

Để tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhiều địa phương đã tiến hành ngừng xuất khẩu dăm gỗ nhằm tạo nguyên liệu gỗ lớn cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Trong những tháng cuối năm, Vietfores sẽ tổ chức tiếp xúc, mở rộng thị trường tại Ấn Độ, Trung Đông, Nam Mỹ. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ NN và PTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương rà soát, đề xuất chính sách thuế trong lâm nghiệp, nhất là đối với sản phẩm dăm gỗ xuất khẩu, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến. Ngoài ra, phối hợp với Bộ Công thương xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường xuất khẩu gỗ, đặc biệt là thị trường Nga và Hàn Quốc; hỗ trợ thí điểm mô hình liên kết các doanh nghiệp có cùng lợi ích về sản xuất, chế biến xuất khẩu để tiết giảm chi phí đầu tư, sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của những đơn đặt hàng xuất khẩu lớn.

Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA/FLEGT với EU để cấp phép FLEGT cho các lô hàng xuất khẩu của nước ta, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, không cần giải trình nguồn gốc gỗ theo quy định tại Bộ quy chế về gỗ của EU. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật những thay đổi chính sách, hàng rào thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại của các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta để kịp thời thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt kỹ lưỡng quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại của WTO để tránh các vụ kiện bán phá giá trong tương lai. Trước mắt, Bộ NN và PTNT cần sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa lâm sản của nước ta, góp phần tạo cơ sở để thực hiện hiệu quả hoạt động điều hành, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, cũng như thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt mục tiêu đề ra.

Hoàng Giang

đại biểu nhân dân

Các tin tức khác

>   Tạm nhập tái xuất đường: Đề phòng gian lận thương mại (10/07/2015)

>   Kiểm toán Nhà nước sẽ rà soát cách tính tiền điện lũy tiến (10/07/2015)

>   Quy hoạch ngành chăn nuôi của nhiều địa phương không sát thực tiễn (10/07/2015)

>   Doanh nghiệp nhà nước lộ nhiều "bệnh" sau kiểm toán (10/07/2015)

>   3 tháng tới, doanh nghiệp Việt làm ăn với Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng (10/07/2015)

>   Khi đầu tư công vẫn là chùm khế ngọt (09/07/2015)

>   TP.HCM trả nợ chống ngập 4.250 tỉ đồng mỗi năm (09/07/2015)

>   “Siêu dự án” đường sắt tốc độ cao: Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn (09/07/2015)

>   Việt Nam chuẩn bị đón thêm dòng vốn Mỹ (09/07/2015)

>   Viber đóng cửa văn phòng Việt Nam (09/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật