Thứ Hai, 20/07/2015 22:33

Thu phí xe máy: 2 thuận lợi, 3 khó khăn  

Ngày 20-7, UBND TP.HCM đã báo cáo thường trực HĐND TP theo yêu cầu trước đó về tình hình triển khai thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với xe môtô (xe máy) ở TP. 

Sẽ ưu tiên sử dụng phí đường bộ để sửa chữa các công trình xuống cấp và cần làm nhanh để đảm bảo an toàn giao thông - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Trong báo cáo, UBND TP nêu rõ hai thuận lợi và ba khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND TP về thu phí xe máy.

Theo đó, hai thuận lợi là: nguồn kinh phí sử dụng đường bộ thu được đối với xe máy ở TP, sau khi trừ chi phí tổ chức thu được nộp vào ngân sách nhà nước để cấp cho bảo trì đường bộ. Số tiền tuy không lớn nhưng phần nào giảm được gánh nặng của Nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ, đặc biệt là tại địa phương để phục vụ cho duy tu, sửa chữa đường bộ (dự kiến có khoảng 271 tỉ đồng để bảo trì đường bộ).

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc đã triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Trong đó, có 30 tỉnh thành đề xuất mức phí đối với các loại xe máy có dung tích xilanh nhỏ hơn 175cm3 bằng với mức phí được TP.HCM ban hành. Do đó, việc triển khai thu phí tại TP với mức phí đã được HĐND TP thông qua là phù hợp.

Tuy nhiên, UBND TP cũng nêu rõ ba khó khăn. Cụ thể: do là lần đầu tiên triển khai nên các địa phương chưa có kinh nghiệm và dự kiến sẽ có phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc khi thực hiện. Số lượng xe thực tế sai khác nhiều so với hồ sơ quản lý của địa phương nên nguồn kinh phí thu được từ xe máy sẽ có sự sai khác với số liệu khái toán. Tỉ lệ thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự tình nguyện của người dân trong việc tham gia đóng phí; hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động của địa phương; phương thức tổ chức kê khai nộp phí của địa phương. Do đó, thực tế kinh phí thu được sẽ khó đạt được theo kế hoạch.

Theo UBND TP, dự kiến kinh phí thu được từ xe máy: số liệu thống kê xe máy đăng ký ở TP tính đến hết năm 2014 là 6.853.485 xe. Như vậy, nếu thu được từ các xe đã được thống kê, kinh phí dự kiến thu được vào khoảng 307 tỉ đồng/năm (trong đó chi phí để lại cho đơn vị thu là 35,9 tỉ đồng, kinh phí để thực hiện công tác bảo trì đường bộ là 271,1 tỉ đồng).

UBND TP cho biết về kê khai, thu phí của UBND các quận - huyện: đến thời điểm hiện nay, hầu hết UBND các quận - huyện đang thực hiện phát phiếu kê khai và chưa thực hiện việc thu phí. Riêng chỉ có UBND quận 9 đã tiến hành kê khai và thực hiện thu phí xe máy từ ngày 1-6-2015, tính đến ngày 28-6-2015 đã thu phí được 12.920 xe, đạt 29,5% so với tổng số xe thuộc diện phải kê khai (kể cả tạm trú) là 43.785 xe máy, tổng kinh phí thu được là 1,156 tỉ đồng.

Quốc Thanh

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thu hút đầu tư nước ngoài: Sẽ có thay đổi tích cực? (20/07/2015)

>   Doanh nghiệp vận tải đối phó vì luật bất cập (20/07/2015)

>   Thủ tướng cho phép Cà Mau thực hiện dự án cảng Hòn Khoai (20/07/2015)

>   ​So năm 2013 ô tô tăng 200%  (20/07/2015)

>   Phí xe máy: Bỏ không ổn, thu không xong! (20/07/2015)

>   Dầu ăn hút vốn nhiều đại gia mới (20/07/2015)

>   Chuyện Viettel xin thôi... thống lĩnh thị trường (20/07/2015)

>   SPCT phấn đấu thành cảng nhập khẩu xe hơi lớn nhất Việt Nam (19/07/2015)

>   Nhiệt điện than: Nguy hiểm nhưng khó thay thế (19/07/2015)

>   Xuất khẩu dệt may sang Mỹ có thể đạt 11 tỷ USD (19/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật