Thứ Năm, 30/07/2015 14:34

Nỗi lòng “hoa tulip”

“Bản tin Kinh tế – Tài chính” trên VTV1 tối ngày 17.7 đưa tin: hoa tulip được trồng khắp nơi trên thế giới!

Ô hay, những tưởng hoa tulip là của riêng xứ sở Hà Lan, chỉ thích nghi với thổ nhưỡng, thời tiết của Hà Lan, chỉ bằng kinh nghiệm, bí quyết riêng của người Hà Lan, đến nỗi nó được chọn là quốc hoa của Hà Lan kia mà! Nhưng không, bây giờ tulip được trồng ở Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Colombia, Kenya…

Chưa hết, có một điều còn làm cho người Hà Lan bị “choáng” hơn là ở các nước đó, chất lượng hoa hoàn toàn tương tự ở Hà Lan, nhưng giá thành lại rẻ hơn tới 30 – 40% so với trồng ngay chính quốc bởi không có đầu mối trung gian nữa.

Người Hà Lan đang lo rằng, một ngày nào đó, lễ hội hoa tulip truyền thống hàng năm của họ sẽ được trưng bày bằng hoa tulip không phải của Hà Lan. Và nét đặc trưng, khác biệt của hoa tulip Hà Lan sớm hay muộn không còn hiện hữu trên bản đồ hoa thế giới chỉ là vấn đề thời gian!

Chợt canh cánh nỗi lo khi nghĩ đến làng hoa trăm tuổi Sa Đéc mình thì sao đây? Rồi những trái cây đặc sản của mình ra sao đây? Xoài, nhãn, quýt, cam… ra sao đây? Ngay chính lúa gạo, trước đây mình còn “cò kè” với Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan thì giờ Campuchia, Myanmar đã “chen chân” vào thị trường xuất khẩu gạo rồi (đó là một trong những tác nhân chính làm cho giá lúa hiện nay đang giảm). Vậy mình còn mãi tự hào là vựa lúa nữa hay không? Mãi tự hào với sự cần cù, thông minh, sáng tạo của bà con mình nữa hay không?

Phải nghĩ khác, làm khác, từ người nông dân, doanh nghiệp đến ngành nông nghiệp và ngay cả trong hệ thống của chúng ta bằng những đầu việc cụ thể.

Câu chuyện hoa tulip Hà Lan một lần nữa cảnh tỉnh chúng ta rằng, “mình làm được thì người khác cũng sẽ làm được”. Không chừng nhờ đi sau và biết ứng dụng khoa học công nghệ, họ còn làm tốt hơn, chất lượng cao hơn chúng ta, giá rẻ hơn, và tất yếu là cạnh tranh hơn chúng ta. Quýt Trung Quốc, xoài Thái Lan họ trồng với chi phí thế nào mà vượt qua hàng ngàn cây số với nào là hao hụt, nào là chi phí vận chuyển mà vẫn “bán được”, vẫn “hút hàng” ở chợ Long Hậu, Vĩnh Thới, Mỹ Hiệp, Mỹ Xương, những “thánh địa” của quýt, của xoài Đồng Tháp?

Bà con mình luôn thiết tha đề nghị Nhà nước làm sao để giá nông sản được tăng cao. Ngành nông nghiệp và cả hệ thống cũng “cuống quýt” vào mục tiêu đó, nào là giải trình, nào là giải pháp, mà câu chuyện vẫn như cũ. Làm sao mà thay đổi được vì đó đã là quy luật thị trường rồi!

“Đi trước nhưng lại có thể sẽ về sau” nếu vẫn còn chạy theo mong muốn giá bán cao, chúng ta sẽ thua ngay trên “chợ nhà” nếu tự mắc vào “cái bẫy giá” mình tự đặt ra. Phải nghĩ khác, làm khác, từ người nông dân, doanh nghiệp đến ngành nông nghiệp và ngay cả trong hệ thống của chúng ta bằng những đầu việc cụ thể. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm là bên cạnh việc nâng cao chất lượng, còn giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã những công nghệ chế biến nông sản để giá trị gia tăng cao hơn, rút bớt nông sản lúc dội mùa và nhất là phải bằng mọi giải pháp thực hiện giảm giá thành sản xuất cho từng mùa vụ, từng loại nông sản.

Thời gian sẽ không chờ đợi một ai!

Xích Lô

thế giới tiếp thị

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu nông sản giảm gần một tỷ USD (29/07/2015)

>   Đánh đố doanh nghiệp chuẩn hóa giống mắc-ca? (29/07/2015)

>   Không xây thêm nhà máy chế biến càphê trong giai đoạn 2020-2030 (29/07/2015)

>   Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp: Tiến độ vẫn chậm (28/07/2015)

>   Cả nước xuất khẩu được trên 2,8 triệu tấn gạo (28/07/2015)

>   Tiến sĩ kể chuyện bán tôm, dầu thô ở Nhật (27/07/2015)

>   Tỉ giá “hại” nông sản (26/07/2015)

>   Lào dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm 2016 (06/03/2016)

>   30 tấn đường nhập lậu trong container (23/07/2015)

>   Thế mạnh thành... thế yếu - 'Vàng trắng' hết thời (23/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật