Thứ Sáu, 17/07/2015 10:54

Khó hiểu giá xăng Việt Nam: Thêm số liệu chứng minh

Giá bình quân nhập khẩu mặt hàng xăng trong 6 tháng qua giảm gần 40% so với cùng kỳ 2014 nhưng giá bán lẻ chỉ giảm bằng phân nửa.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 16/7 dẫn số liệu do Tổng cục Hải quan công bố cho hay,  tính đến hết tháng 6-2015, cả nước nhập khẩu gần 1,4 triệu tấn xăng với tổng giá trị hơn 875 triệu đô la Mỹ. Tính bình quân, mỗi tấn xăng nhập khẩu trong 6 tháng qua có giá 629,3 đô la Mỹ.

Cùng kỳ năm ngoái, các đầu mối đã nhập khẩu hơn 1,32 triệu tấn xăng dầu với tổng giá trị lên đến hơn 1,37 tỉ đô la Mỹ. Vì vậy, giá bình quân lên tới 1.039,9 đô la Mỹ/tấn.

Giá bán lẻ xăng bình quân trong nước 6 tháng đầu năm chỉ giảm bằng phân nửa tỷ lệ giảm của giá thế giới bất chấp giá bình quân nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng qua đã giảm gần 40%

Như vậy, giá nhập khẩu bình quân của 6 tháng năm nay đã giảm 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bán lẻ xăng bình quân trong nước 6 tháng đầu năm chỉ giảm bằng phân nửa tỷ lệ giảm của giá thế giới bất chấp giá bình quân nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng qua đã giảm gần 40%

Vậy nhưng, giá bán lẻ trong nước lại không giảm được mức tương tự.

Ở thời điểm hiện tại, giá xăng đang ở mức 20.380 đồng/lít. Và giá bán lẻ bình quân của 6 tháng qua là 17.940 đồng/lít. Mức giá này chỉ thấp hơn 20% so với mức bình quân của 6 tháng năm ngoái (22.300 đồng/lít).

Còn nhớ, vào ngày 7/7/2014, giá xăng bán lẻ đã lên mức kỷ lục 25.640 đồng/lít sau khi liên tục tăng từ đầu năm. Sau thời điểm này, giá xăng mới từ từ giảm theo xu hướng giảm của xăng nhập khẩu.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, có sự không tương đồng của mức giảm giá bán lẻ và mức giảm giá nhập khẩu như trên, một phần do mức thuế nhập khẩu chênh lệch.

Trong 6 tháng vừa qua, giá xăng nhập khẩu giảm nên Bộ Tài chính cũng “tranh thủ” tăng thuế để bổ sung ngân sách nhà nước khi giá dầu thô sụt giảm. Có thời điểm, thuế nhập khẩu xăng lên đến 35% và chiếm khoảng 40% trong cơ cấu giá. Hiện tại, thuế nhập khẩu xăng là 20%.

Trước đó, khi trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia cho rằng cách tính giá của Petrolimex và Cục quản lý giá, Bộ Tài chính không minh bạch.

Theo Nghị định 83 của Chính phủ, giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng: (Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ) x tỷ giá ngoại tệ + Thuế giá trị gia tăng + Chi phí kinh doanh định mức + mức trích lập quỹ bình ổn giá + Lợi nhuận định mức + Thuế bảo vệ môi trường + các loại thuế phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam.

Theo PGS.TS Phan Duy Minh, giảng viên Học viện Tài chính, với cách tính giá CIF này, đây chỉ là giá ảo tưởng và như vậy giá cơ sở chưa hợp lý. Giá CIF ở đây lẽ ra phải là giá xăng dầu thực tế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cộng với các yếu tố khác (phí bảo hiểm, cước vận tải về đến cảng Việt Nam). Giữa giá thực và giá ảo chênh lệch nhau rất nhiều, do đó, sự không mạch lạc, rõ ràng chính là ở chỗ này.

TS Nguyễn Ngọc Sơn, giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) cũng chỉ ra rằng, các loại thuế, phí được phát hành đều dựa trên giá cả, giá cả gốc (giá nhập khẩu) sẽ quyết định các loại thuế, phí đó. Căn cứ vào công thức tính giá cơ sở xăng dầu, việc tăng giá xăng dầu chủ yếu xuất phát từ giá trị thương mại, tức giá mua bán và chi phí vận chuyển chứ không liên quan đến trách nhiệm đối với Nhà nước vì công thức tính  thuế không thay đổi.

"Vấn đề nằm ở chỗ giá gốc của xăng dầu như thế nào, nhưng ở Việt Nam nó không minh bạch (...) Các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp xăng dầu nói chỉ số trên thị trường xăng dầu tăng nên giá trong nước tăng nhưng cần phải làm rõ cái tăng ấy là ở thời điểm cụ thể nào. Nó có thể tăng ở ngày thứ nhất, ngày thứ hai... nhưng chưa chắc 15 ngày cộng vào đã tăng. Bởi thế, phải công bố cụ thể đã lấy ngày nào làm giá cơ sở, giá thành ra sao...", ông nói.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, theo nguyên tắc trường, giá xăng trong nước phải đi cùng với giá xăng thế giới. Dĩ nhiên, không bắt buộc chúng phải luôn luôn đồng nhất với nhau nhưng chúng phải theo một xu hướng chung.

An Nhiên

Đất Việt

Các tin tức khác

>   Giá dầu đi xuống trước triển vọng Iran đẩy mạnh xuất khẩu dầu (16/07/2015)

>   Sau thoả thuận với Iran, giá xăng Mỹ giảm còn 2 USD/ gallon? (16/07/2015)

>   PVN phấn đấu đạt doanh thu 383.000 tỷ đồng trong nửa cuối năm (15/07/2015)

>   IMF: Giá dầu giảm thúc đẩy chi tiêu và hỗ trợ kinh tế thế giới (15/07/2015)

>   Giá dầu đi lên sau thỏa thuận lịch sử của Iran và nhóm P5+1 (15/07/2015)

>   Iran và 6 cường quốc đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử (14/07/2015)

>   Iran ký hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí trị giá 2,3 tỷ USD (14/07/2015)

>   OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng cao trong năm 2016 (14/07/2015)

>   OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng cao trong năm 2016 (14/07/2015)

>   Xuất khẩu nhựa sang châu Âu gặp khó (13/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật