Thứ Năm, 18/06/2015 06:15

Vì sao Grexit không phải là thảm họa?

Hy Lạp vừa tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ và có nguy cơ rút khỏi Eurozone sau khi quyết định trì hoãn khoản thanh toán 300 triệu EUR (337 triệu USD) cho IMF và cuộc đàm phán với các chủ nợ bị thất bại.

Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, thì viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Grexit) cũng không thể khiến các thị trường toàn cầu bị xáo trộn mạnh như trước đây.

CNN Money đã liệt kê 6 lý do tại sao (Grexit), mặc dù chắc chắn sẽ rất đau đớn, nhưng có thể không quá nghiêm trọng như thời điểm năm 2012 hay trước đó nữa là năm 2010, khi Eurozone đang bên bờ vực sụp đổ.

* Giá tiền ảo Bitcoin tăng vọt do nguy cơ Hy Lạp phá sản

* Đàm phán thất bại, Hy Lạp chờ cơ hội cuối cùng

1. Các chủ nợ mạnh hơn

Cơ cấu nợ của Hy Lạp đã thay đổi đáng kể. Năm 2010, 85% nợ của Hy Lạp do các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ, khiến họ đối mặt với nguy cơ thua lỗ nặng nề.

Tuy nhiên, tỷ lệ này đã suy giảm kể từ thời điểm đó. Cụ thể, số liệu gần đây của Open Europe cho thấy 80% nợ công của Hy Lạp đang được nắm giữ bởi các chính quyền địa phương và một số tổ chức lớn khác, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Rõ ràng, đây là các tổ chức được trang bị tốt hơn để đối phó với nguy cơ vỡ nợ tiềm ẩn của Hy Lạp.

2. Rủi ro được phân tán

Bên cạnh đó, không một ngân hàng duy nhất nào đang nắm giữ phần lớn nợ của Hy Lạp, vì thế sẽ không có một chủ nợ nào bị thiệt hại quá nặng nề. Hơn nữa, theo số liệu từ Wells Fargo và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng nước ngoài chỉ nắm giữ 46 tỷ USD nợ của Hy Lạp tại thời điểm cuối năm 2014, thấp hơn đáng kể so với mức 300 tỷ USD trong năm 2010.

Ngoài ra, các ngân hàng toàn cầu cũng không bị ảnh hưởng nhiều bất chấp thực tế rằng bế tắc nợ nần đã khiến niềm tin vào hệ thống tài chính Hy Lạp lung lay. Được biết, cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất Hy Lạp như Piraeus và Alpha Bank đã lao dốc lần lượt 51% và 32% trong năm nay.

3. Không có nỗi lo sợ về hiệu ứng domino

Bức tranh Hy Lạp trông có vẻ ảm đạm nhưng Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha – các quốc gia khó khăn khác của Eurozone – đang đạt được kết quả khả quan hơn sau khi chấp nhận các chương trình cứu trợ đau đớn của chính mình.

Lợi suất trái phiếu đã nói lên được điều này. Nhà đầu tư đã sẵn lòng hơn trong việc cho các quốc gia còn lại trong nhóm vay tiền vì họ bớt lo sợ rằng các quốc gia này sẽ theo chân Hy Lạp rời khỏi Eurozone.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha hiện ở mức 2.2%, thấp hơn nhiều so mức 7% trong năm 2010. Trên thực tế, hiện cả Tây Ban Nha và Ý đều có thể vay tiền rẻ hơn so với Mỹ.

4. Gói kích thích khổng lồ của ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô khủng vào tháng 1 năm nay, làm hài lòng các nhà đầu tư. Theo đó, chương trình mua trái phiếu trị giá 1.3 ngàn tỷ USD được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng của Eurozone. Dòng tiền mặt rẻ có thể góp phần bù đắp bất kỳ hậu quả tiềm tàng nào từ Hy Lạp.

5. Kinh tế Eurozone đang tăng trưởng

Châu Âu, mặc dù vẫn đang vật lộn với các tác động của cuộc suy thoái kéo dài, nhưng hiện đã khả quan hơn so với lần gần nhất mà Hy Lạp đứng trước khả năng rút khỏi Eurozone vào năm 2012.

Trong quý đầu năm nay, kinh tế Eurozone tăng trưởng 0.4% so với quý 4/2014 và mở rộng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

6. Kế hoạch mới cho các quốc gia thành viên

Khi khủng hoảng Eurozone nổ ra vào năm 2010, các nhà lãnh đạo của khối không có bất kỳ quy định khung vào để áp dụng trong trường hợp một quốc gia thành viên rơi vào khó khăn.

Kể từ thời điểm đó, các quốc gia Eurozone đã thành lập quỹ giải cứu 800 tỷ USD để cung cấp các khoản vay khẩn cấp. Các quốc gia này cũng nhất trí với quy định về cách thức tiếp cận nguồn vốn nói trên.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Nhật Bản: Thâm hụt thương mại 1,75 tỷ USD trong tháng Năm (17/06/2015)

>   Chứng khoán bay cao đẩy tài sản của giới triệu phú toàn cầu tăng mạnh (17/06/2015)

>   Kinh tế châu Á khó khởi sắc trong 6 tháng cuối năm nay (17/06/2015)

>   Ngân hàng Trung Quốc đầu tiên tham gia định giá vàng (17/06/2015)

>   Giá tiền ảo Bitcoin tăng vọt do nguy cơ Hy Lạp phá sản (17/06/2015)

>   Vàng giảm giá chờ quyết định lãi suất của Fed (17/06/2015)

>   Báo Đức: Hy Lạp không muốn trả khoản nợ đáo hạn cho IMF (17/06/2015)

>   Dầu ngừng giảm nhưng vẫn dưới 60 USD/thùng (17/06/2015)

>   Nợ công Italy lên mức cao kỷ lục, chỉ xếp sau Hy Lạp ở Eurozone (17/06/2015)

>   Châu Á trở thành khu vực giàu thứ hai thế giới (16/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật