Thứ Năm, 25/06/2015 08:25

Tăng trưởng cao, nhưng nội lực yếu

Tăng trưởng ước tính của Việt Nam trong nửa đầu năm nay đạt mức cao 6,11% song hàng loạt các yếu tố kinh tế nền tảng chưa được cải thiện, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh TH

Tại cuộc giao ban nửa đầu năm nay do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ngày 24-6, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, tổng sản lượng kinh tế (GDP) 6 tháng tăng ước tính tăng 6,11%, tiếp tục xu hướng phục hồi của năm 2014.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,6% trong nửa đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức 5,8% nửa đầu 2014. Chỉ số giá cả (CPI) bình quân 6 tháng tăng 0,86% so với cùng kỳ.

“Chỉ số IIP tăng đến gần 10% là đáng mừng, khẳng định nền kinh tế đi lên vững chắc,” ông Đông nói.

Tuy nhiên, hàng loạt các yếu tố yếu kém khác lại bắt đầu bộc lộ.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó cục trưởng Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, thời tiết khô hạn nặng và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số doanh nghiệp giải thể là 4.700, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 27.000.

Bên cạnh đó, nhập siêu nửa đầu năm nay đã lên tới 3,75 tỉ đô la Mỹ.

Về thương mại, bà Nguyễn Thúy Hiền, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Công Thương, cho biết, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu giảm nhiều nhất, trong khi khu vực FDI vẫn tăng trưởng xuất khẩu tới gần 16% trong nửa đầu năm nay.

“Rõ ràng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước vẫn khó khăn và doanh nghiệp trong nước vẫn yếu thế hơn doanh nghiệp FDI,” bà nói.

Bà Hiền cho biết, kim ngạch xuất khẩu giảm do giá cả và sản lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản và khoáng sản đều giảm. Giá trị xuất khầu các mặt hàng nông thủy sản giảm tới 858 triệu đô la Mỹ trong nửa đầu năm nay so cùng kỳ năm trước.

Bà lý giải, đồng đô la Mỹ lên giá là nguyên nhân làm cho các loại hàng hóa nêu trên của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh.

Phó chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cho biết, công nghiệp phụ trợ thể hiện qua các con số xuất nhập khẩu “không có gì đổi mới”.

“Sự lan tỏa của các doanh nghiệp FDI về công nghệ với doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đạt được,” ông Toàn nói và minh họa rằng "Samsung cần 100 doanh nghiệp phụ trợ, nhưng toàn phải đưa từ bên ngoài vào."

“Chính phủ và các bộ đã đặt nhiều mục tiêu, có nhiều kế hoạch cho ngành ô tô nhưng không ai vào. Ô tô lắp ráp trong nước số lượng ít đi vì chẳng ai muốn làm nữa,” ông nhận xét.

Ông nói, năm 2015 là năm hội tụ của hội nhập với hàng loạt các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết, song Việt Nam không có doanh nghiệp phụ trợ để đón đầu.

Tư Hoàng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Kinh tế TP.Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng 4 năm liên tiếp (24/06/2015)

>   “Tuyệt đối tránh dùng dự trữ ngoại hối tài trợ đầu tư công” (24/06/2015)

>   GDP tăng cao nhất 5 năm (24/06/2015)

>   Giá xăng dầu đẩy CPI tăng cao nhất từ đầu năm (24/06/2015)

>   Để bức tranh kinh tế - xã hội “chuẩn” hơn (24/06/2015)

>   TPHCM: Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất trong 6 tháng (22/06/2015)

>   Kinh tế Hà Nội tăng trưởng mạnh nhất 3 năm (22/06/2015)

>   Liệu các khoản nợ có bị lấp đi? (22/06/2015)

>   Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,13% (21/06/2015)

>   ADB dự báo kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 6% trong năm nay (21/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật