Thứ Tư, 03/06/2015 14:02

Những con số khủng về lợi nhuận hoạt động tài chính!

Đối với những doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính thì hoạt động tài chính hầu hết chỉ là đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi ngắn hạn, cho nên doanh thu từ hoạt động này rất ít. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cá biệt khi mảng này lại là nhân tố chủ chốt khiến doanh nghiệp lãi lớn. Và các đơn vị xi măng chính là một điển hình trong quý 1/2015 vừa qua.

Top DNNY có lợi nhuận tài chính khủng trong quý 1/2015

Hưởng lợi tỷ giá, dòng Xi măng trỗi dậy

Nổi bật, dòng họ Xi măng với những cái tên điển hình như Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC), Xi măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1), Xi măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS) đã ghi nhận nguồn thu tài chính khủng hàng trăm tỷ ở quý 1/2015 trong khi cùng kỳ năm trước chỉ “lẹt đẹt” vài tỷ đồng, góp phần đẩy lợi nhuận ròng tăng trưởng ở con số tính bằng lần.

Một số chỉ tiêu lợi nhuận của HT1, BCC, BTS (Đvt: Triệu đồng)

Việc hưởng lợi từ biến động giảm của tỷ giá ngoại tệ (đồng EUR so với VNĐ) là nguyên nhân chủ yếu cho diễn biến trên của HT1, BCC và BTS.

Như theo giải trình của BTS, lãi ròng quý 1 tăng cao nhờ tỷ giá đồng EUR/VNĐ giảm làm phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá (đánh giá lại các khoản vay gốc ngoại tệ) lên đến 100 tỷ đồng kết hợp với dư nợ giảm và lãi suất bình quân giảm nên chi phí lãi vay giảm 22 tỷ đồng.

Tương tự, BCC có giải trình, doanh thu tài chính tăng gấp gần 65 lần lên 112 tỷ đồng nhờ đánh giá lại khoản vay có gốc ngoại tệ trong khi chi phí tài chính giảm 61% xuống 40 tỷ đồng là nhân tố chính giúp lãi ròng tăng vọt. Xét đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì không có nhiều biến động mà thậm chí lãi gộp còn có phần giảm sút so cùng kỳ năm trước từ 223 tỷ xuống 180 tỷ đồng.

Lãi gộp của HT1 có khá hơn khi tăng trưởng 4.1% nhưng nguyên nhân lãi ròng nhảy vọt từ 2 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng cũng đến từ việc tăng lãi chênh lệch tỷ giá và giảm chi phí lãi vay.

Tuy nhiên, do chỉ là bút toán điều chỉnh về kế toán nên dù lãi lớn trong quý 1 nhưng xét đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, cả HT1, BTS đều không biến đổi đáng kể; riêng BCC dòng tiền giảm mạnh là do các khoản phải trả giảm mạnh so với quý 1/2014.

Ngoài những trường hợp điển hình trên, LGC, API, KDH, VHC, VMD, VHG, SGTDLG cũng lãi lớn nhờ hoạt động tài chính khởi sắc ở quý 1. Trong đó LGC nhờ đầu tư mua rẻ các dự án cầu đường, API chuyển nhượng cổ phần công ty con, VMD và VHC nhờ đánh giá lại tỷ giá gốc ngoại tệ hay KDH bán các khoản đầu tư…

Các chỉ tiêu lợi nhuận của một số DN có lãi ròng đột biến nhờ HĐTC

“Deal” thành công thương vụ hời, thu hàng trăm tỷ

Ngược lại, công ty mẹ CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: CII) thì thu được “tiền tươi thóc thật” trong hoạt động tài chính nhờ làm trung gian cho đối tác ngoại đầu tư vào CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC). Vậy nên, dù trong quý 1, CII chỉ ghi nhận lợi nhuận gộp 85 tỷ đồng, nhưng với doanh thu tài chính 378 tỷ đồng đã đủ bù đắp chi phí và đem về lãi ròng 296 tỷ cho cổ đông công ty mẹ (tăng trưởng 216% so với cùng kỳ năm trước).

Cụ thể hơn, trong năm 2014, CII đã thực hiện thâu tóm CTCP Cơ khí – Điện Lữ Gia (HOSE: LGC) tái cơ cấu thành CTCP Đầu tư Cầu đường CII. Để tăng vốn nhận chuyển nhượng các dự án cầu đường từ công ty mẹ CII, LGC đã phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược, đối tác chiến lược cũng chính là CII với giá chỉ 10,000 đồng/cp. Thời điểm này, CII đang nắm phần lớn vốn LGC nên 50 triệu cổ phiếu gần như là phát hành cho chính CII. Đồng thời phát hành 1,200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho CII ở mức giá chuyển đổi cũng 10,000 đồng/cp.

Sau đó, CII làm cầu nối cho Metro Pacific Tollways Corporation đầu tư vào LGC với việc chuyển nhượng theo phương pháp thỏa thuận 30 triệu cp, mức giá chuyển nhượng nằm quanh vùng trên 25,000 đồng/cp. Có thể thấy, riêng với việc chuyển nhượng cổ phiếu LGC, CII đã ăn chênh lệch lên đến trên 15,000 đồng trên mỗi cổ phiếu. Đối với trái phiếu chuyển đổi, CII cũng mua với giá chuyển đổi chỉ 10,000 đồng/cp (đã được cổ đông LGC thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2015) và phát hành trái phiếu CII hoán đổi cổ phiếu LGC cho Metro Pacific Tollways Corporation với giá 18,000 đồng/cp.

Nhìn chung, trong cả hai hình thức huy động vốn cho LGC, CII đều ăn chênh lệch gấp đôi giá vốn bỏ ra.

Với việc thực hiện xong thương vụ bán cổ phiếu cho MPTC, ngay trong quý 4/2014 CII thu về doanh thu hoạt động tài chính hợp nhất 359 tỷ đồng và quý 1/2015 công ty mẹ CII đã ghi nhận 378 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính. Đây chính là nguồn thu khủng đẩy lãi ròng CII nhảy vọt trong hai quý liên tiếp. Tuy nhiên, theo quy định mới của Thông tư số 202/2014/TT/BTC của Bộ Tài chính thì CII chỉ được ghi nhận lãi ròng hợp nhất 172 tỷ đồng, còn 240 tỷ đồng thu từ bán cổ phần LGC được hạch toán vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Mỹ Hà

Các tin tức khác

>   STB: 30/06 tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2015 (02/06/2015)

>   PXI: BCTC quý 1 năm 2015 (01/06/2015)

>   AAA: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên 2015 (01/06/2015)

>   KDC: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Hợp tác Quốc tế Hà Nội (HTIC.,JSC) (01/06/2015)

>   THG: Giải trình KQKD HN quý 1,2015 so với cùng kỳ năm trước (01/06/2015)

>   DDN: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01/06/2015)

>   KSQ: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (01/06/2015)

>   SD7: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (01/06/2015)

>   ACE: Nghị quyết HĐQT (01/06/2015)

>   VIX: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2015 với KPMG (01/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật