Thứ Năm, 18/06/2015 14:59

Mỹ phạt nặng các ngân hàng thao túng thị trường ngoại hối

Bốn ngân hàng lớn trên thế giới gồm Goldman Sachs, BNP Paribas, Barclays và HSBC đã đạt thỏa thuận riêng rẽ trong vụ kiện dân sự cáo buộc những "đại gia" tài chính này có hành vi lũng đoạn tỷ giá hối đoái nhằm trục lợi.

Ảnh minh họa. (Nguồn: wsj)

Tờ The Wall Street Journal số ra ngày 17/6 cho hay những ngân hàng trên đã dàn xếp với bên nguyên là công ty luật Scott & Scott và Hausfeld.

Theo thỏa thuận ban đầu, các ngân hàng Barclays và HSBC của Anh, BNP Paribas (Pháp) và Goldman Sachs (Mỹ) sẽ phải trả khoản tiền phạt lần lượt là 375 triệu USD, 285 triệu USD, 100 triệu USD và 130 triệu USD.

Tổng cộng số tiền phạt đối với bốn ngân hàng lớn này gần 900 triệu USD. Tuy nhiên, những "ông lớn" tài chính này lại không thừa nhận cáo buộc tháo túng thị trường tiền tệ với giá trị giao dịch hơn 5.300 tỷ USD. The Wall Street Journal cho biết thêm nội dung của bản thỏa thuận có thể có sự thay đổi.

Hồi tháng trước, Barclays Plc cùng bốn "đại gia" khác là JPMorgan Chase và Citigroup Inc của Mỹ, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) và UBS AG của Thụy Sĩ đã thừa nhận tội thao túng tỷ giá hối đoái và bị phạt tổng cộng gần 6 tỷ USD.

Trong một diễn biến khác, giới chức Mỹ cùng ngày đã đưa ra các hạn chế mới đối với dịch vụ cho vay thế chấp của sáu ngân hàng do không thực thi đầy đủ thỏa thuận năm 2011 nhằm giải quyết vấn đề lạm dụng việc tịch thu nhà ở để siết nợ.

Thông báo của Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) cho biết nhóm ngân hàng, trong đó có JPMorgan Chase, Wells Fargo, HSBC và Santander, sẽ phải đối mặt với các rào cản mới trong việc mua quyền cung cấp dịch vụ vay thế chấp từ các công ty khác cũng như đề cử các quan chức cấp cao về dịch vụ này, bên cạnh các hạn chế khác. Hai ngân hàng khác cũng thuộc nhóm này là EverBank và US Bank National Association. OCC cho biết đang cân nhắc những biện pháp bổ sung, có thể bao gồm việc phạt tiền.

Theo thỏa thuận năm 2011, các ngân hàng được yêu cầu phải tăng cường giám sát hoạt động vay thế chấp sau một cuộc điều tra phanh phui các sai phạm có thể dẫn đến việc tịch thu tài sản sai quy định. Thỏa thuận này yêu cầu các ngân hàng cải thiện kênh liên lạc với người đi vay và không gây sức ép với họ khi món nợ đã được xem xét lại. Tuy nhiên, nhóm sáu ngân hàng trên không tuân thủ thỏa thuận.

Trong thông báo này, OCC cũng đưa ba ngân hàng khác gồm Bank of America, Citigroup và PNC Bank ra khỏi nhóm bị giám sát sau khi nhận xét các ngân hàng này đã thực hiện thỏa thuận năm 2011.

vietnam+

Các tin tức khác

>   BoC - Ngân hàng châu Á đầu tiên tham gia định giá vàng ở London (18/06/2015)

>   Đưa đồng nhân dân tệ vào rổ các đồng tiền nằm trong SDR (18/06/2015)

>   Bị từ chối xóa nợ, Ukraine đang đứng trước nguy cơ phá sản (18/06/2015)

>   Phố Wall biến động mạnh sau quyết định của Fed (18/06/2015)

>   Vàng giảm trước giờ Fed ra quyết định nhưng tăng ngay sau đó (18/06/2015)

>   Bất an túi tiền, ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc (18/06/2015)

>   Dầu chìm nghỉm sau số liệu nguồn cung của EIA trước khi đảo chiều (18/06/2015)

>   Fed có thể nâng lãi suất 1 hoặc 2 lần trong năm 2015 (18/06/2015)

>   Singapore: Xuất khẩu hàng điện tử tiếp tục giảm sút (17/06/2015)

>   Quyền đàm phán nhanh của ông Obama lại bị chậm ở Hạ viện (17/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật