Thứ Ba, 02/06/2015 09:54

Mới giải ngân được 20% gói 30.000 tỷ

Đến hết tháng 6/2016, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản sẽ hết thời hạn giải ngân, song đến nay tỷ lệ giải ngân gói này vẫn rất thấp.

Mới giải ngân được hơn 20%

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến 30/4/2015, mới giải ngân được 7.155 tỷ đồng trong gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền đã cam kết là 13.078 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với hộ gia đình, cá nhân, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 16.870 hộ với số tiền là 7.999 tỷ đồng và giải ngân cho 16.432 hộ, với số tiền là 5.211 tỷ đồng.

Còn các tổ chức đã cam kết cho vay 38 dự án, với số tiền là 5.079 tỷ đồng, đã giải ngân cho 33 dự án, dư nợ là 1.944 tỷ đồng.

Sau hơn 2 năm triển khai, số tiền được các ngân hàng cam kết cho vay là 13.078 tỷ đồng (đạt 43,3%), góp phần hỗ trợ cho khoảng 17.000 hộ được cải thiện nhà ở. Mặc dù không đạt được như kỳ vọng song tốc độ giải ngân ngày càng được cải thiện.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, trong tháng 5-2015 cả Hà Nội và TP.HCM có khoảng 1.600-1.650 giao dịch nhà ở chính thức qua sàn, tăng gấp đôi năm 2014. Nếu so với tháng 4 năm 2015 thì lượng giao dịch tăng hơng 3 lần. Trong đó, tập trung nhiều nhất là nhà ở có quy mô nhỏ và trung bình. Mặc dù lượng giao dịch trên thị trường BĐS đang có sự gia tăng mạnh, tuy nhiên gói 30.000 tỷ đồng chưa thật sự tác động vào thị trường. Con số giải ngân đến thời điểm hiện nay mới đạt 23,8%.

Tiền nhìn thấy vẫn không với tới

Nguyên nhân được mổ xẻ là do Bộ Xây dựng đưa ra quy định đối tượng thu nhập được phép vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ phải là người có thu nhập thấp dưới mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân (9 triệu đồng). Nhưng chính quy định này khiến người dân không thể tiếp cận được vốn vay từ gói 30.000 tỷ tại các ngân hàng. Bởi khi cho vay ngân hàng cũng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng là hộ gia đình cá nhân. Chính sự "vênh nhau” giữa quy định của Bộ Xây dựng và "quan điểm” của các ngân hàng thương mại đã khiến người có nhu cầu mua nhà ở không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ gói 30.000 tỷ.

Thêm vào đó, chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là một chính sách mới, mới làm lần đầu, vì vậy không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu. Và thực tế hiện nay, vẫn có rất ít nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2 để bán cho người dân, nên người dân chưa thể vay vốn.

Nêu quan điểm về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng: tiến độ giải ngân chậm như hiện nay không thể đổ trách nhiệm cho ngân hàng hay bất kì ai. Mục đích của gói tín dụng ưu đãi này là hỗ trợ cho những người dân thu nhập thấp có cơ hội vay tiền mua nhà. Do đó, cần phải thống nhất chính sách nhà ở là cố gắng cho mọi người dân có nhà ở, không nên nghĩ sẽ cố gắng để mọi người dân sở hữu được nhà ở. Hai mục đích này sẽ khác nhau.

“Tôi không đổ lỗi cho ai trong việc gói 30.000 tỷ đồng “tiền nhìn thấy mà không với tới vay được”. Ở đây việc phát triển quỹ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân, người lao động mới là quan trọng” – Đại biểu Trần Du Lịch nói.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh đối tượng hưởng ưu đãi của gói hỗ trợ tín dụng, Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định, nếu ở Hà Nội có những căn hộ có giá khoảng 1 tỷ hoặc hơn 1 tỷ đồng còn ở các tỉnh có những căn hộ có giá từ 500 - 600 triệu đồng thì phân khúc thị trường này sẽ không bao giờ đóng băng. Bởi lẽ, không phải tất cả mọi người đều có thể mua loại nhà với giá này, nhưng với thu nhập của họ trong 10 năm hay 15 năm có thể trang trải được. Do đó, gói hỗ trợ nên hướng tới đúng đối tượng, còn nếu như hiện nay xảy ra tắc nghẽn thì không thể trách được ai.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc triển khai các quy định của Chính phủ; chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát các dự án đang triển khai để phân loại: tiếp tục được triển khai, cần phải điều chỉnh hay chuyển đổi; đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện rút ngắn thủ tục với nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại…

Hồng Khanh

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Đà Nẵng  "xử" dự án treo, trả bãi biển cho dân (02/06/2015)

>   Tuyến Metro thay đổi diện mạo thị trường bất động sản (01/06/2015)

>   Ngân hàng mượn gói 30.000 tỷ dụ khách vay thương mại (31/05/2015)

>   Vingroup chọn CBRE là đối tác tư vấn chiến lược và tiếp thị cho dự án Vincom Landmark 81 (30/05/2015)

>   Nhà bán chạy, tồn kho bất động sản giảm gần một nửa (30/05/2015)

>   Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhận nhiều “đặc ân” tài chính (30/05/2015)

>   Hà Nội: Xử lý nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo” chậm do khó và vướng (30/05/2015)

>   Hai đại gia có thú chơi máy bay... lôi nhau ra đòi nợ giữa phố (29/05/2015)

>   Thêm cơ hội mua nhà tầm trung (29/05/2015)

>   Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm tại dự án dân cư Bà Điểm (29/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật