Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Tái cơ cấu ngân hàng đã đi vào giai đoạn thứ hai, cục diện nhiều ngân hàng yếu đã thay đổi sau khi được sáp nhập, hợp nhất. Thế nhưng, việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu mới chỉ là sự bóc tách ban đầu của một khối công việc khổng lồ rất khó thực hiện trong thời gian tới của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Đến nay, đã có hai ngân hàng được NHNN mua lại 100% vốn với giá 0 đồng là Oceanbank và Ngân hàng Xây dựng ( VNCB). Ảnh: Internet
|
NHNN sẽ mua lại mấy ngân hàng?
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) để kêu gọi cổ đông góp vốn cho ngân hàng đã không thành công vì chỉ có trên 36,1% cổ đông có mặt. Những người tổ chức đã đoán trước tình huống này vì GPBank rơi vào khó khăn đã lâu, vốn chủ sở hữu bị âm rất lớn nên cổ đông không còn tha thiết gì với cuộc họp này. Cuộc họp kế tiếp, sẽ diễn ra vào ngày 27-6 tới, nếu vẫn không đủ tỷ lệ trên 51% cổ đông tham dự thì cuộc họp cuối sẽ diễn ra vào ngày 2-7.
Khả năng cổ đông bỏ thêm tiền để đưa vốn chủ sở hữu ngân hàng này dương và đủ 3.000 tỉ đồng như quy định hầu như không có. Trước đây, nhiều nhà đầu tư, trong đó có một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ngỏ ý muốn mua GPBank. Nhưng những đòi hỏi rất lớn từ phía bên mua về sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình đơn vị này tái cơ cấu GPBank đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chùn tay. Đến giờ thì không còn nhà đầu tư nào muốn sở hữu ngân hàng này nữa. Khả năng rất cao là NHNN sẽ lại mua GPBank với giá 0 đồng và tái cơ cấu nó.
Đã có hai ngân hàng được NHNN mua lại 100% vốn với giá 0 đồng là Oceanbank và Ngân hàng Xây dựng (VNCB). NHNN sẽ mua lại tất cả mấy ngân hàng? Chưa thể khẳng định chính thức nhưng một nguồn tin riêng cho TBKTSG biết con số không dừng lại ở ba ngân hàng nêu trên.
Việc xử lý các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục cam go vì sau các đợt thanh tra, lại phát hiện thêm các ngân hàng yếu kém “mới”.
|
Một ngân hàng tại TPHCM đang có khả năng bị NHNN mua lại nếu không bán được cho các nhà đầu tư khác. Đang diễn ra cuộc đàm phán nước rút của ngân hàng này với các nhà đầu tư, trong đó có một số nhà đầu tư đến từ các lĩnh vực ngoài ngân hàng. Nhưng với việc vốn chủ sở hữu cũng âm rất lớn, nợ xấu cao, việc này sẽ không dễ dàng.
Khi VNCB được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại nhà nước, số tiền được công bố để giúp ngân hàng này phát triển trở lại lên đến vài chục ngàn tỉ đồng. Con số ấy đã được NHNN điều động từ nhiều nguồn. Gánh nặng đang đè lên vai những người đang thực hiện công việc tái cơ cấu các ngân hàng, gánh không chỉ nặng về nguồn lực (với yêu cầu không dùng ngân sách) mà còn nặng với nhiệm vụ cơ cấu lại tổ chức, bộ máy, nhân sự…
Mới đi được nửa chặng đường
Nếu nói NHNN chưa làm được gì nhiều từ khi bắt đầu tái cơ cấu ngành ngân hàng thì không hẳn. Đặc biệt là trong một năm trở lại đây, rất nhiều ngân hàng được cơ cấu lại, nhiều lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt sau khi đã dùng ngân hàng như công cụ để phục vụ mục đích cá nhân. Tuy thế, việc xử lý các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục cam go vì sau các đợt thanh tra, lại phát hiện thêm các ngân hàng yếu kém “mới”.
Xem chi tiết tại đây
Thanh Thương
tbktsg
|