Thứ Tư, 24/06/2015 13:13

Hậu hủy niêm yết tự nguyện: Đường đi có dễ?

Nhiều doanh nghiệp khi quyết định rời sàn đã để lại cho cổ đông bao nỗi cay đắng, nhưng cũng không ít trường hợp cổ đông rất tiếc nuối khi phải chia tay một cổ phiếu sinh lợi tốt.

* Sau bị hủy niêm yết , doanh nghiệp đang sống như thế nào?

Năm 2015 chứng kiến sự rời sàn tự nguyện của 3 doanh nghiệp là MPC, SBCNHW, nhưng những năm trước đó còn có ALP, IFS, MIH, MKP, DCC, TRI, AGD, KBT và sắp tới là C21. Dường như doanh nghiệp không còn tìm được mục đích như ban đầu lên sàn là để huy động vốn, hay cần những bước đi âm thầm trong kinh doanh hơn là chịu sự ràng buộc của những quy định khác liên quan đến hoạt động.

Cũng từ sau khi hủy niêm yết, tên tuổi những doanh nghiệp này đã thưa dần trong các câu chuyện của nhà đầu tư. Doanh nghiệp cũng lựa chọn cách “im hơi lặng tiếng” trong hầu hết các đường đi nước bước.

Một số chỉ tiêu gần đây của các DN hủy niêm yết tự nguyện
Đvt: Triệu đồng

Những tiếc nuối!

Một doanh nghiệp đầu ngành thủy sản có lợi nhuận ổn định như Minh Phú (MPC) lại rời sàn HOSE là một bất ngờ lớn không chỉ đối với cổ đông mà cả giới đầu tư chứng khoán khi đó.

Với phần đông các doanh nghiệp, việc lên sàn chứng khoán giúp thuận tiện trong việc huy động vốn. Nhưng MPC là một trường hợp khác biệt. Năm 2013, khi đặt vấn đề hủy niêm yết, lãnh đạo công ty cho biết chính việc niêm yết khiến công ty khó khăn trong việc phát hành cho đối tác ngoại với giá cao hơn giá hiện hành.

Nhưng việc hủy niêm yết của MPC cũng không được thuận lợi bởi cổ đông vẫn luyến lưu một cổ phiếu tốt. Lợi nhuận mỗi năm MPC mang lại đang có tốc độ tăng trưởng mạnh ở mức hàng trăm tỷ đồng và đặc biệt năm 2015 công ty này còn đặt chỉ tiêu tới hơn 1,400 tỷ đồng tiền lãi.

Cũng “dính” đến đối tác ngoại, Mekophar (MKP) đã rời sàn khi việc niêm yết không đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty. Bởi đơn vị này đã đăng ký thêm ngành bán buôn bán lẻ dược phẩm nhưng không được chấp thuận vì theo quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh lĩnh vực này, trong khi tỷ lệ này tại MKP thời điểm đó là 4.7%.

Theo ban lãnh đạo MKP, không được phân phối thuốc đồng nghĩa với việc sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do không được xét công nhận thực hành tốt nhà thuốc, thực hành tốt phân phối thuốc... Và để giải quyết vướng mắc này, MKP chỉ có con đường duy nhất là hủy niêm yết để khóa room ngoại.

Nhìn vào kết quả kinh doanh của MKP qua các năm cũng dễ thấy, lợi nhuận luôn duy trì trên mức 70 tỷ đồng, đặc biệt năm 2014 vừa qua đã lên tới 162 tỷ đồng. Năm 2015 công ty đặt kế hoạch lãi trước thuế 110 tỷ đồng. EPS mỗi năm đều trên 6,000 đồng.

Hay như NHW, MIH, KBT, DCC quyết rời sàn, thậm chí hủy cả đại chúng, để hoạt động “yên tĩnh” hơn.

Thời gian tới sẽ còn có C21, TTP xin hủy niêm yết để tập trung vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cay đắng…

Theo thống kê, ngoại trừ  Minh Phú (MPC) và Ngô Han (NHW) do chỉ vừa mới hủy niêm yết, còn lại 9 doanh nghiệp khác hầu như rất khó tìm được một thông tin nào đầy đủ cho đến thời điểm hiện tại về kết quả kinh doanh hay những kế hoạch trong tương lai…

Nhưng bi thảm nhất có lẽ là Tribeco (TRI). Bởi năm 2012 công ty chính thức rời sàn và vài tháng sau đó phải giải thể vì làm ăn quá bết bát sau một thời gian dài có sự nhúng tay của Kinh Đô (KDC). Sau khi giải thể, hoạt động của TRI được chuyển về Tribeco Bình Dương thuộc Uni-President (Đài Loan). Kết thúc một thương hiệu Việt vang bóng một thời.

Hiện ngoài các sản phẩm mang tên Tribeco thì nhà đầu tư chẳng còn tìm được bất cứ thông tin gì về hoạt động của đơn vị này.

Chẳng kém cạnh về mức độ thua lỗ, từ khi thuộc về Kirin (Nhật), Interfood (IFS) thường xuyên chìm trong bức tranh kết quả kinh doanh yếu kém. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu có hay không IFS đang chuyển giá? Bởi trước đó, IFS cũng từng bị phạt và truy thu thuế giai đoạn 2007-2009. Còn tính từ năm 2011 đến nay, IFS liên tục thua lỗ và tại thời điểm cuối 2014, lỗ lũy kế lên tới 756 tỷ đồng. Chưa dừng lại ở đó, IFS còn đặt kế hoạch âm thêm 151 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2015. IFS đang sở hữu dòng sản phẩm mang thương hiệu Wonderfarm rất phổ biến với người tiêu dùng.

Trong khi đó, lý do hủy niêm yết của Đầu Tư Alphanam (ALP) lại ở khía cạnh khác liên quan đến đặc thù hoạt động đầu tư tài chính khi thâu tóm những doanh nghiệp thua lỗ để tập trung cho chiến lược dài hạn. Và trước mắt, hoạt động này trong ngắn hạn luôn phải nhận lỗ hợp nhất nên ALP rời sàn để không phải chịu áp lực ngắn hạn. Và rõ ràng, từ năm 2012 đến nay lợi nhuận của ALP luôn là một số âm và lỗ chưa phân phối đã lên hơn 430 tỷ đồng.

Cũng thuộc dạng hiếm thông tin là Gò Đàng (AGD). Theo lãnh đạo của AGD, việc niêm yết đã không đạt được mục tiêu, cả về tính thanh khoản của cổ phiếu lẫn hiệu quả huy động vốn nên công ty đành rời sàn. Tuy nhiên, điều trớ trêu là ngay trong năm hủy niêm yết (2012), AGD lại bất ngờ báo lỗ gần 11 tỷ đồng, trong khi các năm trước đó lợi nhuận rất khả quan.

Minh An

Các tin tức khác

>   SASCO: Thoái vốn tại Sài Gòn Sân bay (24/06/2015)

>   KHB: Nghị quyết Hội đồng Quản trị (24/06/2015)

>   SSI: Thông báo ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2015 (24/06/2015)

>   APC: Mua lại hơn 15,350 cp quỹ với giá 10,000 đồng/cp (24/06/2015)

>   NBP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (24/06/2015)

>   IDJ: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (24/06/2015)

>   POM: Thông báo ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2015 (24/06/2015)

>   DMC: Thông báo ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2015 (24/06/2015)

>   CYC: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (24/06/2015)

>   COM: Nghị quyết HĐQT về việc chi cổ tức đợt 3 năm 2014 và đợt 1 năm 2015 (24/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật