Thứ Tư, 03/06/2015 08:33

Hạ chuẩn doanh nghiệp gas

Một chuyện khá lạ đang diễn ra ở thị trường LPG (gas) khi cơ quan quản lý hạ thấp các quy định đối với thương nhân xuất, nhập khẩu và phân phối LPG tại dự thảo nghị định sửa đổi so với quy định hiện hành (Nghị định 107/2009/NĐ-CP) vấp phải sự phản đối khá mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành.

Nỗi lo mang tên “hạ chuẩn”

Mới nhất, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) đã gửi văn bản góp ý cho Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định kể trên trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Văn bản do bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó tổng giám đốc Saigon Petro, ký đề nghị giữ nguyên như Nghị định 107 về điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG là “có tối thiểu 300.000 chai các loại”. Theo dự thảo lần 3 của nghị định (khoản 4, điều 7), điều kiện của thương nhân xuất, nhập khẩu gas chỉ là sở hữu “tối thiểu 150.000 chai LPG các loại (trừ chai LPG mini).

Saigon Petro đưa ra giải thích cho đề nghị của mình là Nghị định 107 với điều kiện 300.000 chai như đã nói ở trên có hiệu lực đến nay đã năm năm, các thương nhân xuất - nhập khẩu đã có đủ thời gian để hoàn chỉnh các điều kiện để đáp ứng với nghị định này. Các thương nhân đầu mối đáp ứng đủ điều kiện có dư khả năng, tiềm lực để thực hiện xuất nhập khẩu và hoạt động ổn định trong thời gian qua. Ngoài ra, Nhà máy Dinh Cố và Bình Sơn đã cung ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước. Vì vậy, “không nên hạ tiêu chuẩn để khuyến khích đầu tư”, văn bản nhấn mạnh.

Cũng theo Saigon Petro, tương tự như vậy, điều kiện với thương nhân phân phối gas cũng cần giữ nguyên như Nghị định 107 là “có tối thiểu 300.000 chai LPG các loại” chứ không nên hạ chuẩn xuống mức 100.000 chai như dự thảo nghị định đang lấy ý kiến. Có chăng, theo Saigon Petro, với các vùng xa, miền núi, hải đảo, nguồn cung còn ít mới cho phép thương nhân phân phối LPG chỉ cần có 100.000 vỏ chai các loại để tạo điều kiện có thêm người đầu tư, tham gia.

Trao đổi với TBKTSG, bà Mẫn cho biết, hiện tại cả nước có 60 doanh nghiệp gas đầu mối (bao gồm thương nhân xuất nhập khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến và thương nhân phân phối), 20 triệu vỏ bình gas đang lưu hành. Thị trường gas đã dư thừa (cả đầu mối lẫn vỏ bình) nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vỏ bình, sang chiết gas lậu mà nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, hạ chuẩn điều kiện thì các nhà đầu tư sẽ nghĩ thị trường đang thiếu, tiếp tục đổ tiền vào thì kinh doanh đã khó lại càng thêm khó. Theo bà Mẫn, những dẫn chứng cụ thể cho thấy thị trường đang khó là lợi nhuận của doanh nghiệp gas hiện đã giảm rất nhiều so với trước đây (lãi ít), đầu tư chi phí cao vì vòng quay của mỗi vỏ bình gas (có giá 500.000 đồng/bình) hiện nay chỉ từ 3-4 vòng (trước đây là từ 6-7 vòng).

Đọc thêm tại đây

Minh Tâm

tbktsg

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính chứng minh thuế môi trường không làm tăng giá xăng (02/06/2015)

>   Dầu giảm sau dự báo sản lượng khả quan của OPEC (02/06/2015)

>   OPEC có thể giữ nguyên sản lượng tại cuộc họp tại Vienna sắp tới (01/06/2015)

>   Giá xăng dầu có thể giảm trong đợt điều chỉnh tới (01/06/2015)

>   Kể từ ngày 1/6, giá gas sẽ giảm 14.000 đồng mỗi bình 12kg (31/05/2015)

>   Dầu bay cao gần 5% và tái vượt mốc 60 USD/thùng (30/05/2015)

>   Xăng dầu đồng loạt tăng giá khi cung giảm 4 tuần liên tiếp (29/05/2015)

>   Venezuela-Nga ký thỏa thuận hợp tác dầu khí trị giá 14 tỷ USD (29/05/2015)

>   Dầu chạm đáy tháng 5 (28/05/2015)

>   Dầu giảm sâu gần 3% khi đồng USD nhảy vọt (27/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật