Duy trì phí bảo trì đường bộ là lạm thu
Phí và lệ phí là một trong những đề tài được đưa ra bàn thảo sôi nổi tại Quốc hội trong những ngày qua, sau khi Chính phủ trình dự thảo Luật Phí và lệ phí. Đề tài thuế chồng phí và phí chồng phí mà các đại biểu Quốc hội thảo luận đã được dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt. Báo chí những ngày này cũng đã mổ xẻ chuyện các trạm thu phí được dựng lên dày đặc trên các tuyến đường, thậm chí nghi ngờ chuyện các cơ quan Nhà nước cho phép “cắt khúc quốc lộ để lập trạm thu phí.”
Người dân chịu rất nhiều loại phí bất hợp lý. Ảnh: Anh Quân
|
Tuy nhiên, có một vấn đề “núp kỹ” đằng sau các câu chuyện trên là việc thu phí ô tô, xe gắn máy cho Quỹ bảo trì đường bộ do Nhà nước thực hiện, có lẽ vì đây là “sự đã rồi” khi mà việc thu phí này đã được thực hiện ổn định suốt hai năm rưỡi qua. Nhưng, thực tiễn đã thay đổi so với khi bắt đầu thu phí ô tô từ ngày 1-1-2013, và do vậy, rất cần xem lại tính hợp lý của việc thu loại phí này.
Không còn hợp lý
Thật ra, ngay từ đầu khi triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với ô tô các loại, đã có rất nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng cách thu theo đầu phương tiện bất kể chạy nhiều hay chạy ít là bất hợp lý, nhưng Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) sau khi tham vấn ý kiến Bộ Tài chính vẫn quyết liệt thực hiện ý chí của mình. Dư luận sau khi ồn ào phản đối cuối cùng cũng đành chặc lưỡi cho qua, với hy vọng rằng đường sá sẽ tốt hơn, và rằng các chi phí lưu thông khác sẽ giảm khi các trạm thu phí đường bộ của Nhà nước được dẹp bỏ, và thậm chí cả các trạm thu phí BOT của tư nhân cũng sẽ được Nhà nước lần lượt mua lại và đóng trạm. Đến nay, đó chỉ là “động tác giả.”
Thực tiễn các trạm thu phí đang mọc lên như nấm sau mưa khắp nơi cho thấy là chủ phương tiện ô tô đang phải đóng hai lần phí cho cùng một dịch vụ mà họ sử dụng.
Lấy TPHCM làm ví dụ có thể minh họa rõ nét sự phi lý này. TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đồng thời cũng là nơi có lượng ô tô lớn nhất nước. Thông thường, ô tô, nhất là các phương tiện cá nhân, chỉ được sử dụng cho những cung đường từ 500km trở lại, vì đi xa hơn sẽ ít thuận tiện so với các loại phương tiện khác như hàng không hay đường sắt. Với những trường hợp ngoại lệ như xe khách hay vận tải hàng hóa đường dài, số lượng không nhiều, và có thể nghiên cứu một phương pháp khác để điều chỉnh việc thu phí, bên cạnh các trạm thu phí.
Xem thêm tại đây
Hoàng Sơn
tbktsg
|