Thứ Tư, 10/06/2015 14:01

Đồng ringgit thấp, nhà đầu tư rút vốn

Đồng tiền Malaysia đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 9 năm qua. Rủi ro từ vụ bê bối tại một quỹ Nhà nước cũng như những thông tin tốt về thị trường việc làm của Mỹ là 2 nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường mới nổi này.

 

Ảnh minh họa

Vụ bê bối tại 1 Malaysia De-velopment Bhd (1 MDB), một quỹ Nhà nước đang đặt những gánh nặng lên đồng tiền nước này sau khi tờ Edge Financial Daily đưa tin rằng hội đồng quản trị và có thể là cả hội đồng cố vấn mà Thủ tướng Najib Razak làm chủ tịch có thể sẽ từ chức ngay trong tháng sau. Các thương vụ mua  bán  mang  đầy  màu  sắc chính trị tại quỹ này đã dẫn tới khoản nợ khổng lồ lên đến gần 11,5 tỷ USD, gây ra những lo ngại về khả năng phá sản của tổ chức này.

Những cuộc điều tra trong những tháng gần đây đã cho thấy dấu hiệu của những hành vi sai trái kéo dài hàng năm tại đây. Nếu 1MDB vỡ nợ, hậu quả có thể rất nặng nề tới cả hệ thống tài chính Malaysia.

Trong lúc đó, các nhà kinh tế học tại ngân hàng HSBC cho rằng đồng ringgit đang gặp nguy cơ lớn do Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang chuẩn bị tăng lãi suất và các nhà đầu tư đang bán đi trái phiếu  dài  hạn. Những bằng chứng từ sự kiện “taper tantrum” 2 năm trước (cuộc cách mạng thu hẹp sự can thiệp tài chính mạnh mẽ nhất trong lịch sử của Fed: sau khi nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng rơi tự do năm 2008, Fed đã quyết định đầu tư tổng cộng 3.000 tỷ USD thông qua chương trình mua trái phiếu hàng tháng nhằm vực dậy nền kinh tế), cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ đe dọa một cuộc bán tháo lớn tại các thị trường mới nổi.

Lãi suất siêu thấp tại Mỹ trong thời gian qua đã khiến các nhà đầu tư đổ xô săn lùng trái phiếu lợi tức cao, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Nhưng động thái sẵn sàng tăng lãi suất của Fed sẽ khiến chính những nhà đầu tư này rút vốn ồ ạt để đầu tư lại vào Mỹ, có khả năng phá hủy các thị trường trái phiếu và ngoại hối tại những nền kinh tế mới nổi.

Mối đe dọa về cuộc tăng lãi suất tại Mỹ tăng lên kể từ thứ 6 vừa qua, khi báo cáo việc làm tại Mỹ vượt qua kỳ vọng đạt mức 280.000 việc làm mới 1 tháng. Chỉ số DXY (đo lường sức mạnh đồng Đô la so với một rổ tiền tệ cạnh tranh) ngay lập tức tăng 0,9 điểm trong cùng ngày và thêm 0,1 điểm vào ngày thứ 2.

Trong khi đó tại Malaysia, các con số thống kê lại theo chiều ngược lại. Xuất khẩu trong tháng 4 giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, ẩn chứa những nguy cơ tăng trưởng chậm lại trong những quý tiếp theo.

Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng khó có thể tăng lãi suất để hỗ trợ tỷ giá, do một mức thuế giá trị gia tăng mới được áp dụng gần đây đã cho thấy những dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực tới sức tiêu thụ, và lãi suất cao sẽ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Thậm chí, các chuyên gia kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch còn cho rằng Bank Negara Malaysia sẽ buộc phải giảm lãi suất trong năm nay do kinh tế tăng trưởng chậm lại.

PV

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Trung Quốc có thể được coi là nền kinh tế thị trường vào cuối 2016 (10/06/2015)

>   Dầu vọt hơn 3% và vượt 60 USD/thùng (10/06/2015)

>   Người nước ngoài nắm 30,1% tổng khối lượng trái phiếu Hàn Quốc (09/06/2015)

>   Apple soán ngôi vua trái phiếu (09/06/2015)

>   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Trung Quốc chỉ tăng 1,2% (09/06/2015)

>   HSBC tuyên bố sa thải tiếp 25,000 nhân viên trên toàn cầu (09/06/2015)

>   Vàng thoát đáy 11 tuần khi USD và cổ phiếu suy yếu (09/06/2015)

>   Dầu giảm sâu xuống dưới 59 USD/thùng chờ báo cáo từ EIA, OPEC và IEA (09/06/2015)

>   Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu (08/06/2015)

>   Giai đoạn tiếp theo của “chiến tranh tiền tệ” toàn cầu là gì? (09/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật