Thứ Sáu, 19/06/2015 22:01

Chứng khoán Tuần 15 – 19/06: Giao dịch trầm lắng!

Áp lực chốt lời cùng với tâm lý e ngại trước kỳ tái cơ cấu danh mục đã khiến giao dịch thị trường trầm lắng hơn trong tuần qua. Ngay cả khi thị trường đón nhận thông tin hỗ trợ thì giao dịch thị trường cũng không quá khởi sắc. Hoạt động tái cơ cấu các quỹ ETF đã tạo tác động mạnh về mặt thanh khoản trong phiên cuối tuần.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 15 – 19.06.2015

Giao dịch: Thị trường giằng co. Thị trường diễn biến trái chiều trong tuần khi VN-Index tăng nhẹ 0.34%, lên 584.7 điểm; trong khi đó, HNX-Index lại giảm 0.97%. VS100 tăng 2.33%, lên 149.89; VN30 lại giảm 0.17%, còn 603.26 điểm.

Các nhóm Market Cap phân hóa mạnh khi VS-Large Cap tăng 1.57%, nhóm VS-Micro Cap cũng tăng 0.55%. Trong khi đó, VS-Mid Cap lại giảm 0.28%, VS-Small Cap giảm 0.37%.

Khối lượng giao dịch trong tuần đã giảm đi nhiều trên cả hai sàn so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đã giảm 20.5%, đạt gần 608 triệu đơn vị; trên sàn HNX, khối lượng khớp lệnh cũng giảm 19.1%, còn 296.9 triệu cổ phiếu. Do tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp lực chốt lời trong những phiên giao dịch đầu tuần khiến cho thanh khoản không thực sự sôi động như tuần trước.

Áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng trong các phiên giao dịch tuần qua. Áp lực bán ra tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng và các cổ phiếu nóng.

Mức sinh lời khả quan, cùng sự thận trong trước kỳ tài cơ cấu danh mục của các quỹ ETF được xem là nguyên nhân chính thúc đẩy giới đầu tư bán ra.

Mặc dù chịu áp lực bán ra mạnh hơn nhưng đà giảm của các nhóm cổ phiếu ở các phiên không qua mạnh. Giao dịch giằng co là xu hướng chủ đạo trong các phiên giao dịch.

Về phía cuối tuần, giao dịch diễn ra khả quan hơn khi thị trường đón nhận các thông tin hỗ trợ (1) FED quyết định chưa tăng lãi suất đồng USD (2) Dự thảo cho phép giao dịch T+2 hay cho phép giao dịch T+0 các cổ phiếu trong VN 30 và HNX 30 đã tạo đà hưng phấn hơn. Mặc dù vậy tác động của các thông tin này lên thị trường là không qua mạnh khi đà tăng chỉ duy trì trong biên độ hẹp.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, thanh khoản thị trường đã tăngđột biến do tác động của hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Cũng như các đợt tái cơ cấu gần đây, các chỉ số thị trường không chịu nhiều tác động từ hoạt động này. Đà tăng được nới rộng nhưng chủ yếu do tác động tăng điểm của nhóm cổ phiếu lớn.

Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng tổng cộng 463.9 tỷ đồng trên cả hai sàn. Hoạt động mua ròng của khối ngoại tập trung chủ yếu trong phiên cuối tuần do ảnh hưởng của kỳ tái cơ cấu danh mục ETF với 186.7 tỷ đồng, chiếm hơn 40% giá trị mua ròng cả tuần. Trong khi đó, khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì đà mua ròng trong sàn HNX trong suốt thời gian qua.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 310.2 tỷ đồng với chỉ một phiên bán ròng đầu tuần. Giá trị mua ròng diễn ra nổi bật nhất ở STB với gần 447.4 tỷ đồng, chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận vào phiên cuối tuần vừa qua. ITA, FLC cũng được mua ròng khá mạnh với giá trị lần lượt là 55.6 tỷ và 39.2 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VIC là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 209.7 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng mạnh 153.7 tỷ đồng trên sàn HNX. Trong đó, PVS, VCG, SHB là ba cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 42.5 tỷ, 23 tỷ và 7.5 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động bán ròng không có nhiều giao dịch đáng chú ý.

Cổ phiếu đáng chú ý: Mặc dù số ngành tăng điểm chiếm 13/23 nhưng không quá vượt trội so với nhóm ngành giảm điểm cho thấy thị trường đã dần phân hóa. Cụ thể, Ngân hàng là nhóm ngành có sức tăng mạnh nhất trong tuần với mức tăng 4.04%. SX Thủy sản và Bảo hiểm là hai ngành tăng mạnh tiếp theo với mức tăng 2.22% và 1.77%. Trong khi đó, Xây dựng, Chứng khoán, Bất động sản cũng có mức tăng nhẹ trong tuần với mức tăng lần lượt là 1.11%, 0.88% và 0.28%

Các cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý trên sàn HOSE là PTL với 18.18%, OGC với 11.54%; trên sàn HNX là SHN với 26.63%, KVC với 19.65%.

PTL tăng 18.18%. Bất chấp thông tin việc PTL dời ngày trả cổ tức năm 2011 thêm nửa năm nữa thì dòng tiền đầu cơ vẫn hoạt động khá sôi nổi ở cổ phiếu này với 4 phiên tăng trần liên tiếp.

OGC tăng 11.54%. SHN tăng 26.63%. KVC tăng 19.65%. Nhóm cổ phiếu này tăng mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan tới hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng các cổ phiếu này tăng mạnh do hưởng lợi từ dòng tiền đầu cơ xoay vòng trong thời gian qua.

Các cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là JVC với 24.86%, DLG với 10.1%, NT2 với 9.69%, GTN với 8.55%; trên sàn HNX là FIT với 18.93%, API với 14.79%, NHP với 14.29%.

JVC giảm 24.86%. Mặc dù đón nhận thông tin đính chính về việc hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên điều này chỉ đủ giúp cổ phiếu này không giảm sàn trong phiên đầu tuần.

DLG giảm 10.1%. GTN giảm 8.55%. Không có thông tin chính thức nào liên quan tới hoạt động kinh doanh của các công ty này trong tuần qua. Nhiều khả năng, các cổ phiếu này giảm xuất phát từ việc dòng tiền đầu cơ rút ra khỏi thị trường.

NT2 giảm 9.69%. Mặc dù không có thông tin nào về hoạt động kinh doanh nhưng nhiều khả năng việc các cổ đông lớn đồng loại đăng ký thoái vốn đã khiến NT2 đã giảm liên tục 4 phiên trong tuần.

FIT giảm 18.93%. Với thông tin ngày 25/06 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của hơn 89 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung khiến cho dòng tiền nhanh chóng rời khỏi cổ phiếu này.

API giảm 14.79%. Tương tự FIT, thông báo về việc chấp thuận niêm yết bổ sung thêm 10 triệu cổ phiếu khiến cổ phiếu này đã có một tuần giao dịch tiêu cực.

NHP giảm 14.29%. Bất chấp thông tin về việc ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Geleximco đã ngỏ ý muốn hợp tác với NHP thì cổ phiếu này vẫn bị bán ra khá mạnh.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật