Chủ Nhật, 21/06/2015 22:23

Chất lượng tài sản ngành ngân hàng cải thiện trên sổ sách

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro - CAR) của ngành ngân hàng tính đến 31-3-2015 đã tăng từ mức 13,42% lên mức 13,46% trong khi tổng tài sản các ngân hàng tiếp tục giảm khá mạnh.

Việc chuyển nợ cho VAMC giúp các tổ chức tín dụng giảm tài sản rủi ro trên sổ sách đi khá nhiều. Ảnh: TUỆ DOANH

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố trên trang web của mình các chỉ tiêu chung của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD), trong đó có tỷ lệ CAR nói trên.

Tỷ lệ CAR này đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm; trường hợp này thường rơi vào các ngân hàng đã coi như bị phá sản, bị mua lại giá 0 đồng. Tức là nó sẽ thấp hơn nếu tính với tất cả các TCTD.

Trong khi CAR tăng nhẹ, tổng tài sản có toàn hệ thống thời điểm cuối tháng 3 năm nay giảm hơn 1% so với thời điểm cuối năm trước (mức giảm của thời điểm cuối tháng 2 năm nay là 2,08%).

Sự thay đổi về số liệu được công bố lần này cho thấy chất lượng tài sản của các TCTD trên sổ sách đã tốt hơn. Điều này có thể dự đoán là do tác động của Thông tư 36, thể hiện ở hai điểm: các TCTD đã cắt giảm nguồn cho vay đối với chứng khoán đồng thời đẩy nhanh việc chuyển nợ xấu qua VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).

Vì sao? Bởi vì CAR là vốn chủ sở hữu cấp 1,2 chia cho tổng tài sản có quy đổi rủi ro của ngân hàng. Thông thường nếu CAR tăng có nghĩa là vốn chủ sở hữu tăng hoặc tổng tài sản quy đổi rủi ro của ngân hàng đã giảm, hoặc cả hai điều này diễn ra đồng thời.

Giả định rằng tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng gần như không đổi (do thời gian gần đây rất ít có ngân hàng tăng vốn) thì có thể dự đoán CAR tăng từ nguyên nhân chủ yếu là tổng tài sản quy đổi rủi ro giảm.

Nếu tổng tài sản quy đổi rủi ro giảm thì có thể từ các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, do tổng dư nợ nhóm 3-5 giảm, tức nợ xấu đã giảm trên bảng cân đối kế toán (do ngân hàng đã chuyển nhiều nợ xấu hơn sang VAMC). Thời gian qua các TCTD đã đẩy nhanh tiến độ chuyển nợ xấu cho VAMC sau khi có sự đôn đốc của cơ quan quản lý. Các khoản nợ xấu bình thường có tỷ lệ quy đổi rủi ro trung bình 50% sau khi chuyển cho VAMC được tính với tỷ lệ 20% trên sổ sách. Tức là cùng một giá trị tài sản có 1.000 tỉ đồng đó, nếu nó bị xếp vào danh mục nợ xấu sẽ được hạch toán giá trị 500 tỉ đồng, nhưng sau khi chuyển qua VAMC thì trên sổ sách nó chỉ còn giá trị 200 tỉ đồng. Việc chuyển nợ cho VAMC giúp các TCTD giảm tài sản rủi ro trên sổ sách đi khá nhiều.

Xem thêm Tại đây

Hồng Phúc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Không được thu phí người đổi tiền rách, hư hỏng (21/06/2015)

>   Con nợ nghìn tỷ: Nhởn nhơ du lịch nước ngoài, mua ôtô xịn (21/06/2015)

>   ĐHĐCĐ GPBank lần 1 bất thành (20/06/2015)

>   Liệu TP.HCM có thể đưa nợ xấu dưới 3%? (20/06/2015)

>   Vay vốn ngoại làm nhà ở xã hội (20/06/2015)

>   Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt việc cấp tín dụng (20/06/2015)

>   ĐHĐCĐ PVcomBank: Kế hoạch lãi trước thuế 140 tỷ, bán 1,500 tỷ nợ xấu cho VAMC (20/06/2015)

>   Thủ tướng yêu cầu tăng giám sát việc cấp tín dụng (19/06/2015)

>   NHNN yêu cầu đáp ứng nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ (19/06/2015)

>   Dùng ATM giả, 1 người nước ngoài chiếm đoạt hàng tỷ đồng (19/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật