Thứ Ba, 09/06/2015 11:35

Cảnh báo về bong bóng công nghệ 2.0

Những năm 1990, Thung lũng Silicon bùng nổ sự xuất hiện và lên sàn của các công ty dựa vào Internet, gọi là bong bóng dotcom. Bong bóng này vỡ năm 2000, kéo theo nhiều hệ lụy kinh tế nặng nề. Giới kinh doanh và công nghệ đang bàn tán phải chăng sắp có một cuộc đổ vỡ bong bóng công nghệ mới?

Số lượng các công ty “unicorn” từ hiếm hoi nay đã lên con số hơn 100 công ty chỉ trong vài năm nay. Ảnh: TECHCRUNCH

Có bong bóng công nghệ không?

Tờ The New York Times, dù cho rằng Thung lũng Silicon dường như đang ở một thời kỳ khá “điên rồ”, nhưng đưa ra nhiều lập luận để cho rằng đó “không phải là bong bóng”. Tờ báo trích lời nhiều nhà phân tích gọi đó là sự “định giá quá mức”, “trả quá cao”, “rất nhiều quyết định sai lầm”... đang phổ biến đến độ cần cảnh báo, cho rằng các nhà đầu tư mạo hiểm đang đánh cược vào giá trị các công ty kỹ thuật đang khát vốn, và đẩy các công ty này vào vùng nguy hiểm bởi sự “định giá quá mức” đó.

Nhưng nhiều báo và các nhân vật uy tín khác nói thẳng ra đó là “bong bóng”. Trang Re/code trích lời Evan Spiegel, CEO của Snapchat, khẳng định đúng là đang có bong bóng công nghệ, kể cả khi chính công ty của ông đang lợi dụng bong bóng này. Snapchat, dịch vụ nhắn tin phổ biến, được định một mức giá trị khổng lồ so với con số doanh thu nhỏ bé hiện tại.

“Đúng là đang có bong bóng và thậm chí còn tệ hơn lần trước”, trong Hội nghị iCONIC ở Chicago tuần trước, Mark Cuban, người may mắn bán được trang tải video Broacast.com cho Yahoo với giá hời 5,7 tỉ đô la năm 1999, ngay trước thời điểm “bong bóng dotcom” vỡ, khẳng định như vậy.

Trang Quartz.com cũng khẳng định giờ là lúc đoán xem khi nào bong bóng vỡ, và bắt đầu phân tích xem ai sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu nó xảy ra, chứ không còn là câu hỏi có bong bóng công nghệ hay không nữa.

Không phải bong bóng nào cũng như nhau

Mark Cuban nói với Inc.com rằng bong bóng lần này có tính chất khác phiên bản đầu tiên của nó. Theo Cuban, bong bóng dotcom năm 2000 ảnh hưởng đến các công ty niêm yết khiến cả hệ thống sụp đổ, bao gồm thị trường chứng khoán, các công ty và các quỹ đầu tư, nhiều người mất việc và tài sản. Lần này, đó là bong bóng về giá trị các công ty công nghệ tư nhân.

Evan Spiegel cũng cho rằng bong bóng đang được thổi bởi chính sách đầu tư dễ dãi với lãi suất thấp, điều khó kéo dài lâu hơn với các chỉ số kinh tế gần đây. Lãi suất thấp đang đẩy tiền chảy nhanh vào các dạng đầu tư như chứng khoán, các quỹ đầu cơ, và đương nhiên là các công ty khởi nghiệp.

Techcrunch cho rằng bong bóng được thổi từ những vụ tuyên bố trở thành “unicorn” đã thu hút hàng tỉ đô la đầu tư ở những vòng gọi vốn dựa vào giá trị được đánh giá ở mức cao ngất trời nhưng không được chứng minh bằng lợi nhuận.

Cách đây vài năm các công ty khởi nghiệp được định giá 1 tỉ đô la trở lên hiếm đến nỗi được gọi là “unicorn” (tên một loài ngựa trắng quý hiếm có một sừng trên trán trong thần thoại châu Âu). Nhưng số lượng unicorn nhanh chóng tăng mạnh, và unicorn cũng nhanh chóng chiếm vị trí đương nhiên trong hoạt động các quỹ đầu tư mạo hiểm. CB Insights chỉ ra hơn 107 công ty khởi nghiệp đã vượt giá trị 1 tỉ đô cho đến lúc này. Hầu hết là còn xa mới có lợi nhuận.

Cái tạo nên cơn sốt chính là tâm lý FOMO (the fear of missing out) - sợ bỏ lỡ cơ hội. Cuộc đua tìm kiếm Facebook kế tiếp khiến các quỹ đầu tư không ngừng viết các ngân phiếu khổng lồ cho các ý tưởng mơ hồ nhất. Các nhà đầu tư đang cá cược vào những mong đợi trong tương lai xa và bỏ qua mọi tiêu chí đánh giá thông thường. Các phương pháp tính toán như lợi nhuận biên, điểm hòa vốn và tương lai dòng tiền dường như đều bị gạt ra lề.

Một phân tích của ông Tunguz của Redpoint được The New York Times trích lại, các nhà đầu tư đang trả cho cổ phần ở các công ty tư nhân gấp đôi mức giá nếu giao dịch ở thị trường. Ông gọi đây là thời kỳ “kỳ cục”, “một môi trường rất khó để duy trì các nguyên tắc tài chính”.

Các công ty khởi nghiệp như Uber đang phá vỡ các quy tắc phát triển, chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường hơn là lợi nhuận thật sự. Việc định giá chưa bao giờ đi xa quá sức tưởng tượng đến thế. Ví dụ, Uber tăng giá trị từ 17 tỉ lên 40 tỉ trong hai vòng gọi vốn chỉ trong sáu tháng.

Lần này ai thiệt hại?

Bóng bóng thì phải vỡ, đương nhiên. Nhưng nó có làm sụp đổ đế chế các nhà đầu tư trong một đêm như lần trước không?

Theo Mark Cuban, trong khi các công ty khởi nghiệp đổ vỡ chưa thể tạo ra một mối nguy đáng kể cho nền kinh tế, còn nhân viên các công ty này có cả chặng đường dài trước mắt trước khi họ có thể chuyển sở hữu của mình thành tiền. “Họ biết giá trị cổ phần của họ không có tính thanh khoản vào lúc này”, Cuban nói.

Xem chi tiết tại đây...

Thanh Hương

tbktsg

Các tin tức khác

>   Dow Jones mất sạch thành quả từ đầu năm (09/06/2015)

>   Sợ Fed nâng lãi suất trong tháng 9, Phố Wall giảm liền 2 tuần (06/06/2015)

>   Chứng khoán Mỹ “căng thẳng” trước báo cáo việc làm Mỹ, IMF và nỗi lo Hy Lạp (05/06/2015)

>   M&A toàn cầu sắp về ngưỡng trước khủng hoảng tài chính (04/06/2015)

>   Mỳ ăn liền của Nestle bị cấm bán ở thủ đô Ấn Độ vì lượng chì cao (04/06/2015)

>   Kỳ vọng Hy Lạp thoát vỡ nợ, chứng khoán Mỹ khởi sắc (04/06/2015)

>   Intel mua lại đối thủ đồng hương Altera với giá 16,7 tỷ USD (03/06/2015)

>   Phố Wall lùi bước trước đà nhảy vọt của lợi suất trái phiếu Mỹ (03/06/2015)

>   Phố Wall hồi sinh sau số liệu kinh tế trái chiều của Mỹ (02/06/2015)

>   Phố Wall không còn “Sell in May” (30/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật