Thứ Hai, 11/05/2015 09:54

Xuất khẩu gạo: Cần tổ chức lại sản xuất để tính chuyện đường dài

Trong tình thế khó khăn của xuất khẩu gạo, khi đang bị cạnh tranh gay gắt về giá bởi gạo giá rẻ từ Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan, Việt Nam phải tìm ra con đường của riêng mình để phát triển ổn định lâu dài.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương), năm 2013 được coi là thời kỳ “hoàng kim” cho gạo Việt Nam sang châu Phi khi đạt kim ngạch trên 2 triệu tấn, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam. Châu Phi trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch đã giảm nhanh chóng trong năm 2014, chỉ đạt 425,7 triệu USD, do gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan và do gạo Việt Nam cung cấp “chệch” so với nhu cầu của thị trường.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay chủ yếu là gạo thơm, quanh dòng jasmine, đặc biệt tăng trưởng nhanh ở thị trường châu Phi (trên 27%), nhưng gạo trắng lại tiếp tục giảm. Theo Hiệp hội Lương thực (VFA), năm ngoái, xuất khẩu gạo trắng vào châu Phi đã giảm trên 60%, năm nay lại tiếp tục giảm nên chỉ còn khoảng 40% sản lượng so với năm trước.

 

Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt.

Phân tích của VFA cho thấy, gạo trắng vẫn là loại gạo châu Phi có nhu cầu lớn, nhưng gạo Việt Nam lại bị giảm bởi 2 lý do: Gạo trắng của Việt Nam chủ yếu là giống IR 50404, có đặc điểm là cứng so với sở thích của người châu Phi.

Bên cạnh đó, giá của gạo Thái Lan và một số nước cạnh tranh cũng rẻ, chênh lệch 20 - 30 USD/tấn. Tuy vậy, điểm cốt yếu vẫn là chất lượng gạo, mà nếu Việt Nam không giải quyết điểm này, lượng xuất khẩu dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm. Khi mua tạm trữ, Hiệp hội cũng để ý thấy trên 50% là gạo trắng thông dụng, trong khi mặt hàng này đang tiêu thụ khó khăn.

Theo ông Huỳnh Thế Năng – Phó Chủ tịch VFA, Tổng Giám đốc Vinafood 2, ở thị trường Đông Nam Á, các khách hàng lớn của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia đều “chịu” gạo trắng thường và phải có mặt hàng này thì giá mới cạnh tranh. Đặc điểm của IR 50404 là sản xuất dễ (chu kỳ 90 ngày, trong khi các gạo khác lên tới 140 ngày), năng suất cao, gạo Việt Nam cạnh tranh được trên thị trương Đông Nam Á là nhờ IR 50404. Tuy nhiên, phải căn cứ trên nhu cầu từng thị trường để tổ chức sản xuất cho phù hợp, có đủ một lượng cung ứng cho thị trường Đông Nam Á, còn lại phải đổi giống để “tái chiếm” thị trường châu Phi.

“Ngắn hạn thì đã rõ, các yếu tố cho thấy thị trường gạo có thể sôi động trở lại vào cuối tháng 5 cho đến tháng 7. Tuy nhiên, về dài hạn, tôi thay mặt Hiệp hội và Vinafood 2 có nhận định này: Chúng ta có 2 loại gạo mình đang đưa ra thị trường. Gạo thơm đang có con đường riêng, dòng jasmine xuất khẩu được khoảng 500 – 600 USD/tấn. Nếu chúng ta làm cánh đồng mẫu lớn, gắn luôn với quá trình chuyển hoá giống, chất lượng, quy trình sản xuất... chúng ta sẽ có thị trường của mình, bởi giống gạo thơm các nước có giá từ 800 USD/tấn trở lên. Riêng gạo trắng, chỉ trồng một lượng đủ để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á, còn lại chuyển đổi giống để đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Phi. Cả 2 điều này đều phải tổ chức lại sản xuất nên vai trò của ngành Nông nghiệp và các địa phương là hết sức quan trọng. Cần tổ chức lại hệ thống giống, phương thức canh tác và hậu cần kỹ thuật. Nếu làm tốt được 3 khâu này, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp định lại thị trường, thì sẽ giữ được cả trước mắt và lâu dài” – ông Huỳnh Thế Năng hiến kế.

Được biết, sau khi lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, song song với những hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các thị trường có nhiều tiềm năng như Bờ Biển Ngà, Angola…, hiện Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á đã xây dựng và trình Bộ Công Thương xem xét Đề án xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi.

Khi được thông qua, đề án này kỳ vọng sẽ tạo một cú hích lớn trong xuất khẩu gạo sang châu Phi khi DN được hỗ trợ nhiều hơn về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở kho ngoại quan tại các thị trường có nhu cầu lớn như Angola, Bờ Biển Ngà, Cameroon… để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, tránh những rủi ro khi xuất khẩu qua trung gian. Bên cạnh đó, từ thông tin của các thương vụ tại nước ngoài và kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo doanh nghiệp nên hướng thêm tới phân khúc sản phẩm có chất lượng tốt như gạo thơm, gạo đồ... bởi đây là dòng sản phẩm có nhu cầu rất lớn. Đơn cử như Nigeria là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu là gạo đồ, nhưng lượng gạo đồ từ Việt Nam xuất khẩu còn thấp do chi phí sản xuất cao.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh rất gay gắt với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan, đầu tư sản xuất các phân khúc gạo đặc thù, có chất lượng chính là “chìa khóa” cho xuất khẩu gạo trong dài hạn.

Nam Phương

công an nhân dân

Các tin tức khác

>   Đại gia cao su rao bán cả nghìn hécta (11/05/2015)

>   Malaysia muốn Việt Nam sớm gia nhập Hội đồng Cao su ba bên (10/05/2015)

>   Giải bài toán đầu ra nông sản (10/05/2015)

>   Thị trường cà phê đầy cam go với những bất ngờ (09/05/2015)

>   “Vua” mắc ca kiệt quệ (09/05/2015)

>   Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên bàn cách ổn định giá (08/05/2015)

>   Giá lương thực thế giới giảm xuống gần mức thấp nhất 5 năm (08/05/2015)

>   Campuchia: Xuất khẩu gạo tăng 67,2% trong 4 tháng đầu năm 2015 (07/05/2015)

>   Đắk Lắk khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cây mắcca (06/05/2015)

>   Tìm đầu ra cho trái cây: Phải xóa mù thông tin (06/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật