Thứ Hai, 18/05/2015 21:18

Tìm lối thoát cho ngành mía đường Việt Nam

Ngành mía đường Việt Nam đang lâm vào thế sản lượng, năng suất, chất lượng mía đường thấp, chi phí sản xuất cao. Làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho ngành mía đường từ nay đến 2018?

Hội nghị nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT, hiện có 42 nhà máy đường đang hoạt động. Niên vụ 2014 – 2015, tổng diện tích mía nguyên liệu cả nước đạt khoảng 305.000ha (giảm 4.000ha) so với niên vụ trước.

Năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 tấn/ha. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn tương đương niên vụ trước. Sản lượng mía được ép để chế biến đường khoảng 16 triệu tấn mía, sản xuất được 1.590.470 tấn đường trong đó đường luyện là 530.000 tấn.

Hầu hết các ý kiến của chuyên gia đều cho rằng ngành mía đường Việt Nam có sản lượng mía thấp, năng suất, chất lượng đường ép chưa cao vì vậy sức cạnh tranh yếu.

Nguyên nhân quan trọng nhất là do giá mía nguyên liệu cao (chiếm từ 70 – 80% giá thành sản xuất đường). Chỉ riêng chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 – 3.000đ/kg đường.

Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt, Phạm Đồng Quảng: Công tác giống mía chưa được quan tâm đúng mức (khoảng 50% giống mía đang trồng phổ biến là giống cũ có trữ đường thấp), thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp (chủ yếu là thu hoạch bằng tay) đặc biệt là khâu thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch còn lớn (giảm 10%/ngày sau khi thu hoạch chưa đưa vào chế biến), công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, quy hoạch và triển khai chưa phù hợp với vùng sản xuất nguyên liệu…

Những nguyên nhân này làm cho năng suất, chất lượng mía nguyên liệu và trữ đường khai thác của Việt Nam còn thấp so với các nước.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lo ngại hiện nay, sản xuất mía đường cung đang vượt cầu.

Đường sản xuất trong nước 1,5 triệu tấn nhưng chỉ tiêu dùng khoảng 1,2 triệu tấn. Mỗi năm 300.000 tấn xuất khẩu tiểu ngạch không ổn định. Vì vậy, Bộ trưởng nhận định cần gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh thay vì chỉ “núp” dưới hàng rào bảo hộ 5%. "Muốn cạnh tranh với Thái Lan chất lượng đường phải bằng và tốt hơn, giá phải bằng hoặc thấp hơn thì mới chiếm ưu thế." Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát giao cho Viên nghiên cứu Mía đường nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống tốt cho nông dân, cần phối hợp với DN để thực hiện khảo nghiệm chọn lọc giống tốt, tạo giống mới.

Cục Trồng trọt phối hợp với Tổng cục Thủy lợi rà soát và báo cáo hướng dẫn cho nông dân quy trình tưới cho cây mía đạt hiệu quả. Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối đưa ra hướng dẫn quy trình cơ giới hóa đồng bộ. Chậm nhất trước ngày 30.6 tổ chức đánh giá và giải quyết vướng mắc để tiếp tục tháo gỡ.

Thu Hà

Lao động

Các tin tức khác

>   Chặt cà phê, lấp ao, phá sân patin lấy đất trồng tiêu (18/05/2015)

>   Nắn dòng vốn nóng: Chuyện ở Tây Nguyên (18/05/2015)

>   Cà phê Việt - Giọt đắng thế và lực (16/05/2015)

>   HAG: Biên lãi gộp quý 1 giảm, nợ phải trả hơn 25,000 tỷ đồng (16/05/2015)

>   Doanh nghiệp Belarus muốn hợp tác về nông sản với Việt Nam (14/05/2015)

>   Xem xét bỏ thuế giá trị gia tăng 5% đối với gạo (13/05/2015)

>   Hàng nông sản, thực phẩm VN lại bị cảnh báo (13/05/2015)

>   Bấp bênh thị trường cà phê Việt (13/05/2015)

>   Nông nghiệp kỳ vọng vào FTA Việt Nam – Hàn Quốc (12/05/2015)

>   Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: 'Nông nghiệp đang rất khó khăn' (11/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật