Thứ Năm, 07/05/2015 18:07

IMF: Châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu

IMF nhận định tăng trưởng tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục mạnh hơn so với các khu vực còn lại của thế giới nhờ tiêu thụ nội địa mạnh mẽ bắt nguồn từ bức tranh khả quan của thị trường lao động, lãi suất thấp và đà sụt giảm của giá dầu.

* Hàn Quốc loại bỏ nhiều quy định cản trở việc thu hút FDI

* NHTW Australia hạ lãi suất xuống mức thấp lịch sử

 

Trong báo cáo bán niên mang tên Triển vọng Kinh tế Châu Á được công bố ngày thứ Năm (07/05), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ duy trì ở mức 5.6% trong năm 2015 trước khi suy yếu nhẹ xuống còn 5.5% trong năm 2016.

Theo tổ chức này, đà phục hồi toàn cầu, dù còn nhẹ và không đồng đều, nhưng sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của châu Á.

IMF cho biết: “Những nhân tố này có thể bù đắp được tác động của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn từ sự đảo chiều của dòng vốn đầu tư, một phần xuất phát từ triển vọng thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)”.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tại các quốc gia trên khắp châu Á sẽ khác nhau.

Trong số các nền kinh tế chủ chốt, kinh tế Trung Quốc có thể suy yếu về mức bền vững hơn là 6.8% cho năm 2015 và 6.3% cho năm 2016 trong khi tăng trưởng tại Nhật Bản có thể cải thiện lên 1% trong năm nay và 1.2% vào năm tới.

Tại các nền kinh tế khác, có sự phân hóa giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa ròng.

IMF cho biết các nhà xuất khẩu hàng hóa không phải dầu mỏ (như Australia, Indonesia, Malaysia và New Zealand) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến động về thương mại khi giá của các hàng hóa giảm mạnh nhưng tăng trưởng của các nước này có thể ổn định hoặc tăng tốc.

Ấn Độ, quốc gia được hưởng lợi rất lớn từ giá hàng hóa thấp hơn, sẽ là một điểm sáng tại khu vực. Theo dự báo, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này sẽ tăng trưởng 7.5% trong năm nay và năm tới, và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo cần phải thận trọng với một số rủi ro như đà giảm tốc mạnh hơn dự báo tại Trung Quốc hoặc Nhật Bản và đà tăng của đồng USD.

IMF cho biết các khoản nợ – bao gồm nợ nước ngoài – đã gia tăng nhanh chóng trong các năm gần đây, và châu Á hiện dễ bị tác động hơn trước các cú sốc của thị trường tài chính.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   “Kinh tế Nga đang dần trở lại từ miệng vực” (07/05/2015)

>   Mỹ đặt mục tiêu đầu tư hơn 500 triệu USD vào Malaysia (07/05/2015)

>   3,5 tỷ USD tiền bẩn được “rửa” ở Thụy Sĩ (07/05/2015)

>   Dầu lập đỉnh mới 2015 khi cung bất ngờ giảm lần đầu trong 17 tuần (07/05/2015)

>   Vàng giảm lần đầu trong 3 phiên sau nhận định của Fed (07/05/2015)

>   Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể đồng ý cho Iraq vay 800 triệu USD (06/05/2015)

>   S&P nâng bậc tín nhiệm của Pakistan từ “ổn định” lên “tích cực” (06/05/2015)

>   Kinh tế quốc đảo Indonesia tăng trưởng chậm trong quý 1/2015 (06/05/2015)

>   Hy Lạp đổ lỗi cho các chủ nợ quốc tế gây cản trở cuộc đàm phán nợ (06/05/2015)

>   Cựu quan chức Petrobras buộc tội Tổng thống Brazil Rousseff (06/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật