Giá dầu không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Mỹ
Nền kinh tế Mỹ có thể không được hưởng lợi nhiều như dự đoán từ sự sụt giảm giá dầu 10 tháng qua.
Ảnh: AFP
|
Trong thực tế, đối với các quốc gia sản xuất dầu mỏ, việc giá dầu giảm đến 50% đã gây ra những thiệt hại đáng kể. Nhưng có một điều dường như rõ ràng: nước Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng bởi những biến động mạnh của giá dầu, cứ như việc này đã diễn ra nhiều thập kỷ.
Đó là thông điệp từ Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng Nhà Trắng về Cố vấn kinh tế và cũng là kinh tế gia trưởng của Tổng thống Obama, tại một diễn đàn ở New York được tổ chức bởi Trung tâm về chính sách năng lượng toàn cầu Đại học Columbia.
Furman đưa ra thông điệp này một ngày trước khi chính phủ Mỹ báo cáo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm chỉ khoảng 0,2% cho tổng sản phẩm nội địa quốc gia tính từ tháng Giêng đến tháng Ba, giảm đáng kể từ mức 2,2% trong quý IV năm 2014.
Một trong số các yếu tố đó là chi tiêu tiêu dùng, chỉ tăng 1,9% trong quý đầu tiên so với mức tăng 4,4% quý trước đó.
Người tiêu dùng tỏ ra thận trọng trong tiêu dùng. Nhưng sự miễn cưỡng đó sẽ sớm thay đổi vì lợi ích của nền kinh tế của quốc gia, Furman nói. "Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã nhìn thấy những lợi ích kinh tế của sự sụt giảm của giá dầu vì chúng vẫn đang làm việc theo cách của mình theo hệ thống, và quá trình đó có thể mất đến một năm kể từ khi giá bắt đầu rơi", ông nói. Và đó là vào khoảng tháng Sáu năm ngoái giá dầu bắt đầu giảm, chúng ta sẽ nhìn thấy sự thay đổi này vào quý II năm 2015.
Tất nhiên, có những mặt khác của câu chuyện liên quan đến việc giảm giá dầu và tác động của chúng đối với nền kinh tế Mỹ. Đó là tác động vào các ngành công nghiệp dầu trong nước. Lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, và các công ty dầu mỏ đã sa thải hàng ngàn công nhân, góp phần làm suy giảm 3,4% đầu tư kinh doanh tổng thể trong quý đầu tiên.
Nhưng những sụt giảm này đặc biệt đáng lo ngại đối với các bang dựa vào dầu mỏ nhiều như Texas và Bắc Dakota, thì chúng lại chẳng đáng kể lắm ở những nơi khác.
"Chúng tôi đã nhìn thấy gánh nặng này đối với sự tăng trưởng tổng vốn đầu tư của nền kinh tế nước ta," Furman nói. "Nhưng tôi tin rằng, phía người tiêu dùng còn nặng gánh hơn bởi vì, cũng quan trọng như ngành dầu mỏ tác động đến nền kinh tế, phía chi tiêu dùng vẫn còn ít hơn 2% GDP, và ít hơn 1% lao động".
Chuyện lớn hơn là những cú “đánh đu” không lường trước được trong phương trình năng lượng của Mỹ hiện nay, quốc gia đã sản xuất dầu nhiều hơn so với trước đây nhưng lại tiêu thụ ít hơn nhiều. "Chúng ta đang ở trong tình trạng là năm 2014, người Mỹ tiêu thụ ít xăng hơn năm 1997, mặc dù thực tế là nền kinh tế đã lớn hơn 46% so với năm 1997," ông nói.
Những tiêu chí phải tiết kiệm nhiên liệu chính phủ nghiêm ngặt hơn là một lý do lớn giải thích cho việc sụt giảm tiêu dùng, mặc cho người Mỹ ưu tiên sử dụng những chiếc ô tô đa năng và những chiếc xe tải hai chỗ (pickup), và nhu cầu cho chúng dự kiến còn tăng lên 54,5 dặm/gallon vào năm 2025.
"Bất cứ điều gì xảy ra với dầu, cho dù nó tăng hay giảm, hoặc cả hai, nó sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế của chúng ta nhiều," Furman nói. "Chúng ta đang trở nên ít bị tổn thương vì những cú sốc dầu hơn so với quá khứ".
Hạ Nhi
thế giới và việt nam
|