GDP của Nhật Bản tăng nhẹ trong quý I, lo ngại tiêu dùng yếu
Thăm dò của Reuters cho thấy kinh tế Nhật Bản tăng quý thứ 2 liên tiếp trong quý 1, do sự phục hồi của xuất khẩu và đầu tư kinh doanh, cho thấy sự phục hồi ổn định từ suy giảm sau khi tăng thuế doanh thu năm ngoái.
Các cuộc thăm dò với 22 nhà kinh tế của Reuters cho biết, tăng trưởng hàng năm GDP hàng năm là 1,5% sẽ phù hợp với tốc độ tăng trưởng trong quý 4, nghĩa là một quý tăng khoảng 0,4%, không thay đổi so với quý trước.
Tăng trưởng thấp có thể là một mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách tính toán chi tiêu của người tiêu dùng, được hỗ trợ bởi sự gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp và mức lương cao hơn, duy trì một chu kỳ tăng trưởng tốtvà xóa bỏ việc giảm phát gần hai thập kỷ.
Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life, cho biết, "nền kinh tế này không có dấu hiệu gia tăng chủ yếu do tiêu dùng cá nhân sẽ tăng một cách chậm chạp".
Nền kinh tế đang chậm lại bất chấp những hiệu quả (tích cực) được mong đợi từ giá dầu giảm. Tôi đặc biệt lo ngại trong tiêu dùng cá nhân đang khó khăn."
Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60 % của GDP, được dự kiến sẽ có một mức tăng hàng quý là 0,2%, chậm lại so với sự gia tăng 0,5% trong quý 4 năm ngoái.
Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu của họ do tăng thuế doanh thu đã làm tăng giá trên diện rộng, vượt mức lương và cắt giảm thu nhập thực tế, làm ảnh hưởng tới việu chi tiêu.
Vốn chi tiêu đã được dự kiến tăng 0,8%, sau khi giảm quý thứ 3 liên tiếp trong quý 4 năm ngoái do các công ty đã do dự trong việc tăng chi tiêu vào nhà máy và trang thiết bị bởi triển vọng kinh tế không chắc chắn.
Nhu cầu bên ngoài được xem là có khả năng lấy đi 0,1% tăng trưởng GDP. Một đồng Yên ( JPY) thấp sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, dẫn đến tiêu cực.
Dữ liệu từ Bộ tài chính dự kiến phát hành vào 13/5 sẽ cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng lên2,0601 nghìn tỷ Yên ( 17,18 tỉ USD) trong tháng 3, vượt mức 2 nghìn tỷ Yên lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2010, hỗ trợ bởi tăng thu nhập và cải thiện cán cân thương mại.
Ngày 15/5 phát hành dữ liệu từ Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ cho thấy giá bán buôn giảm 2,1% trong năm tính đến tháng 4, giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2013, một phần là do giảm dần ảnh hưởng của việc tăng thuế doanh thu.
Trong tháng này, các cuộc thăm dò cho thấy, chỉ số giá hàng hóa công ty (CGPI), được dự báo tăng 0,1%.
H.Lan
Vinanet
|