Thứ Sáu, 08/05/2015 21:25

Chứng khoán Tuần 04 – 08/05: Khối ngoại thúc đẩy sự ”hồi sinh” của thị trường

Thị trường giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần khi tiếp nhận hàng loạt thông tin bất lợi. Đây cũng là phiên giảm điểm ảnh hưởng mạnh đến chỉ số thị trường trong tuần qua. Tuy nhiên, việc dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực đã giúp các chỉ số dần hồi phục trong các phiên cuối tuần. Trong đó, lực mua ròng mạnh từ khối ngoại đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp thị trường hồi sinh.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 04 – 08.05.2015

Giao dịch: Khối ngoại thúc đẩy sự ”hồi sinh” của thị trường. VN-Index kết thúc giảm nhẹ 1.40% xuống 554.51 điểm; HNX-Index giảm mạnh 2.97% xuống 80.29 điểm. Cùng chung xu hướng, VS100 giảm 0.2 % đứng tại 130.82 điểm, VN30 giảm mạnh 1.8% và chốt tại 593.15 điểm.

Các nhóm Market Cap đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Theo đó, VS- VS-Small Cap giảm mạnh nhất với 3.11%, tiếp theo là VS-Micro Cap giảm 2.53%, VS-Mid Cap giảm 2.09% và VS-Large Cap giảm ít nhất 0.36%.

Tuần qua, giao dịch trở nên sôi động hơn nhờ vào (1) giới đầu tư giảm bớt e ngại sau kỳ nghỉ lễ dài (2) dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực. Do đó, khối lượng khớp lệnh đều tăng mạnh trên cả hai sàn. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên HOSE tăng mạnh 159% so với phiên ngày 27/04 và đạt 85.5 triệu đơn vị; trên HNX, thanh khoản tăng mạnh 22.9% và đạt 41.2 triệu đơn vị.

Đón nhận hàng loạt tin xấu như (1) nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng trở lại (2) Trung Quốc triển khai giàn khoan mới (3) giá xăng điều chỉnh tăng mạnh (4) diễn biến căng thẳng của tỷ giá đã khiến thị trường lùi sâu trong phiên đầu tuần.

Áp lực tháo chạy diễn ra mạnh nhất ở nhóm cổ phiếu đầu cơ khi hàng loạt cổ phiếu nằm sàn như FLC, DLG, HAI, HAR, QBS, GTN, ITA, TTF, VHG, IDI, KSA, KSS, KTB, BAM, KLF, PVX, S99 … Ngay cả khi dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực trở lại trong phiên giao dịch tiếp theo thì nhóm cổ phiếu này cũng không thể thoát khỏi áp lực tháo hàng.

Việc các chỉ số giảm mạnh đã thúc đẩy dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh mẽ trở lại và giúp sắc xanh nhanh chóng xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn duy trì sự thận trọng nhất định. Điều này đã khiến cho giao dịch thị trường trường biến động trái chiều qua các phiên tiếp theo. Mặc dù vậy, ở các phiên giảm điểm giao dịch diễn ra không quá tiêu cực khi áp lực bán ra giảm dần.

Đóng góp tích cực cho sự hồi sinh của thị trường là giao dịch mua ròng của khối ngoại với lực mua tập trung mạnh ở các cổ phiếu Ngân hàng và Bluechip. Điều này không chỉ tạo tác động tích cực lên chỉ số mà còn giúp giảm bớt sự lo lắng của giới đầu tư.

Phiên giao dịch cuối tuần, sắc xanh tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, dòng tiền đã có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu nóng, như HAI, HAR, FLC, VHG, DLG, ITA, KSA… tăng mạnh trở lại. Việc các tín hiệu giao dịch cải thiện tích cực hơn đã thúc đẩy dòng tiền đầu cơ mạnh dạn hoạt động trở lại trong phiên giao dịch này.

Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng hơn 576 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đích nhắm của khối ngoại tiếp tục tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu Ngân hàng và các mã cổ phiếu Bluechip. Đặc biệt là trong các phiên giảm mạnh của thị trường. Điều này góp phần không nhỏ giảm bớt tâm lý bi quan và thúc đẩy sự hồi sinh của thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng tổng cộng hơn 508 tỷ đồng. Phiên mua ròng mạnh nhất là vào phiên đầu tuần khi các nhà đầu tư nội ào ạt bán ra thì khối ngoại lại mua vào mạnh mẽ với giá trị lên tới 213 tỷ, chiếm hơn 41% giá trị mua ròng cả tuần. HHS là cổ phiếu đáng chú ý nhất khi được khối ngoại mua ròng tới gần 160 tỷ đồng. Tiếp theo đó là CTG với 84 tỷ đồng, VCB với 76 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng VIC với 165 tỷ đồng, HPG với 40 tỷ và DXG với 33 tỷ.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng tổng cộng 68 tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại mua ròng HUT với 10 tỷ, SHB với 9 tỷ và PVS với 5 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán PVC với 2.8 tỷ và IVS với 2.6 tỷ.

Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành giảm điểm chiếm ưu thế với 18/23 nhóm ngành. Dược phẩm là ngành chịu áp lực giảm điểm mạnh nhất với mức giảm 5.4%, sau đó là ngành Gia dụng với mức giảm 4.88%, Khai khoáng với 3.45%. Trong khi đó, nhóm ngành nóng như Chứng khoán, Xây dựng, Bất động sản đều chịu mức giảm điểm lần lượt là 3.14%, 2.7% và 2.09%. Đáng chú ý trong tuần này là là sự lội ngược dòng của nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng với mức tăng 1.63%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HNX là SHN với 24.39% và KVC với 11.88%.

SHN với 24.39%. SHN tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ việc đón nhận KQKD quý 1 tích cực. Theo đó, SHN có lãi ròng 253 triệu đồng, chính thức thoát lỗ trong 4 quý liên tiếp trước đó.

KVC với 11.88%. KVC tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ việc đón nhận KQKD quý 1 tích cực. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của KVC đạt 4.2 tỷ đồng tăng mạnh so với mức 140 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là OGC giảm 21.05%, CDO giảm 19.53%, GTN giảm 15.09%, VHG giảm 13.73%; trên HNX, ITQ giảm 18.52%.

OGC giảm 21.05%. Việc NHNN mua lại Oceanbank với giá 0 đồng đã ảnh hưởng tiêu cực lên giao dịch OGC trong thời gian gần đây. Chốt phiên cuối tuần, OGC đã nằm sàn liên tiếp 6 phiên.

CDO giảm 19.53%. CDO giảm mạnh trong tuần khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của cổ phiếu này trong tuần qua. Nhiều khả năng đà giảm mạnh của CDO xuất phát từ việc dòng tiền đầu cơ bán tháo mạnh cổ phiếu này.

GTN giảm 15.09%. GTN giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng do dòng tiền đầu cơ tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu nóng. Tuy nhiên giao dịch ở GTN đã tích cực trở lại trong phiên cuối tuần khi đón nhận thông tin từ kỳ ĐHCĐ thường niên. Cụ thể, GTN dự kiến sẽ tăng vốn gấp hơn 2 lần lên 1,500 tỷ đồng. Đặc biệt, theo kế hoạch sử dụng vốn GTN sẽ dành phần lớn cho việc đầu tư vào công ty liên kết và thực hiện M&A.

VHG giảm 13.73%. VHG giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng do dòng tiền đầu cơ tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu nóng. Giao dịch của VHG cũng khởi sắc trong phiên cuối tuần khi đón nhận thông tin sẽ phát hành 75 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng cao hơn mức giá hiện tại ở mức 8,800 đồng.

ITQ giảm 18.52%. Dòng tiền đầu cơ tiếp tục tháo chạy ở ITQ trong tuần qua. Tuy nhiên cổ phiếu này cũng lấy lại đà tăng trong phiên cuối tuần. Trong tuần, ĐHCĐ của ITQ cũng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm ở mức 36 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với thực hiên năm 2014 và dự kiến sẽ phát hành hơn 8.3 triệu cổ phiếu.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

 

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật