Thứ Sáu, 17/04/2015 08:37

Vinalines muốn giữ cảng, bán tàu

Trước tình trạng tàu càng chạy càng lỗ, còn cảng biển có sự tăng trưởng mạnh cả sản lượng và doanh thu, Vinalines bày tỏ mong muốn được bán bớt tàu và giữ lại cảng.

Cảng Hải Phòng là một trong ba cảng của Vinalines được giữ 51% vốn Nhà nước

Ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines (VNL) cho biết, suốt từ cuối 2008 đến nay, giá cước vận tải và cho thuê tàu liên tục ở mức thấp. Cho tới quý I và tháng 4/2015, cước giảm xuống mức thấp nhất trong suốt 6 năm, thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng trước đó.

“Giá cước vận tải và cho thuê tàu giảm trên cả 3 thị trường là: Tàu hàng khô, tàu container và tàu dầu. Đặc biệt, đối với đội tàu hàng khô, giá cước đang ở mức thấp nhất trong 30 năm trở lại đây. Nguyên nhân do lượng cầu hàng hóa trên thị trường quá yếu so với lượng cung dư thừa của tàu. Các tàu hàng khô hiện tại có mức thu không đủ bù đắp chi phí khai thác”, ông Sơn nói.

"Gần đây, các tổ chức tín dụng hy vọng vào sự hồi phục của VNL có thể giúp họ không phải đàm phán bán nợ, bán tàu qua DATC mà được chuyển toàn bộ khoản tài chính cho VNL vay mua tàu, đầu tư cảng trước đó thành vốn góp. Tuy nhiên, điều này khó thành hiện thực nên công tác tái cơ cấu nợ của VNL diễn ra chậm chạp”.

Ông Lê Hoàng HảiTổng giám đốc - Công ty mua bán nợ (DATC)


Đáng nói hơn, trong trường hợp của VNL, đội tàu hàng khô chiếm trên 80% tổng trọng tải đội tàu và tái cơ cấu nợ đang tiến triển rất chậm. Trong khi đó, tiền đầu tư tàu của VNL đều đi vay, đến nay đa số đều chưa thanh toán được. Nợ vay thời điểm cao nhất các ngân hàng tính đến 18-20%, đã giảm về mức 10-11%, song vẫn cao hơn thực tế lãi suất thị trường chỉ có 7-8%. Đa số tàu được mua vào giai đoạn 2007-2008, giá tàu rất cao, khi thị trường đang lên, do đó khấu hao tàu cũng rất lớn. Chẳng hạn, tàu 70 triệu USD, khấu hao mỗi năm khoảng 7 triệu USD.

Giải thích về đề xuất bán tàu, giữ cảng, ông Sơn cho biết, VNL được yêu cầu phải duy trì một đội hình tàu tương đối mạnh làm nòng cốt cho vận tải biển của quốc gia, đồng thời phải nhanh chóng cắt lỗ, giải quyết công nợ đầu tư mua tàu trước đây. Trên thực tế, toàn bộ đội tàu của VNL đều đang phải đối mặt với tình trạng càng hoạt động càng lỗ. Nếu không tái cơ cấu được đội tàu này và phải nhượng hết các cảng đang mang lại dòng tiền dương, sẽ đến lúc VNL không còn dòng tiền.

Theo lãnh đạo VNL, các cảng của VNL, trừ các cảng liên doanh đang thua lỗ, chờ Thủ tướng Chính phủ cho rút toàn bộ vốn đầu tư, các cảng còn lại đều có lãi, mang lại dòng tiền dương rất quý giá. Đặc biệt các cảng sau CPH thì lợi nhuận tăng nhanh từ 1,5 đến hai lần so với trước. Do đó, VNL được giữ lại 51% vốn nhà nước tại 3 cảng là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và giữ từ 36-49% tại một số cảng khác.

Liên quan đến việc bán tàu, VNL chia làm hai nhóm. Trong đó, nhóm 1 là những tàu trẻ, phù hợp thị trường, hoạt động hiệu quả, có thể tiếp tục hoạt động với tư cách sở hữu của VNL. Nhóm 2 là những tàu già, cũ, hỏng hóc nhiều mà kinh doanh kém hiệu quả sẽ phải bán ngay để cắt lỗ và trả nợ.

“Xử lý theo hướng này mới có thể giúp VNL thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính hiện nay để tồn tại, trả nốt các nghĩa vụ tài chính còn lại theo cam kết. Ngay cả sau khi VNL CPH, nếu các ngân hàng không xử lý tái cơ cấu các khoản cho vay, VNL sẽ lún sâu hơn vào nợ nần”, ông Sơn nói.

Phương Anh

báo giao thông

Các tin tức khác

>   Hơn 40 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư với TPHCM (17/04/2015)

>   Đồng euro mất giá, xuất khẩu Việt lỗ đậm (17/04/2015)

>   Sớm hoàn chỉnh thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh (16/04/2015)

>   Cộng hòa Séc tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam (16/04/2015)

>   Tp.HCM thúc giục thoái hơn 3.000 tỷ đồng vốn ngoài ngành (16/04/2015)

>   Số phận cá da trơn sẽ được quyết định trong tháng 4/2015 (16/04/2015)

>   Làm ăn cứ lo 'chết': Giữ chặt tiền trong túi yên thân (16/04/2015)

>   “Tại sao Việt Nam không thể trở thành một bếp ăn của thế giới" (16/04/2015)

>   Đề xuất 7 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng (15/04/2015)

>   Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải tạm ngừng đổ xỉ than (15/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật