Thứ Ba, 07/04/2015 13:31

Thoái vốn qua thị trường và phi thị trường

LTS: Ngày 25-3-2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Văn bản số 1821 về việc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại các tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần. Văn bản này chủ yếu nhắc lại các quy định mà các DNNN và đơn vị có liên quan phải thực hiện khi chuyển nhượng cổ phần tại các tổ chức tín dụng. Bài viết của Luật sư Trương Thanh Đức nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức chuyển nhượng vốn của DNNN tại các TCTD.

Các DNNN tại TPHCM cam kết cổ phần hóa hồi đầu năm 2015 - Ảnh minh họa: Văn Nam.

Việc thoái vốn của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (DNNN) tại các TCTD cổ phần đang được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ. Đây là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên, nghiêng về khả năng thực hiện theo cơ chế thị trường hay cơ chế hành chính là vấn đề đặt ra.

Yêu cầu thoái vốn bắt buộc

DNNN không được góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng (trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và nếu đã góp vốn, đầu tư, thì phải thoái hết số vốn đã đầu tư. Việc này đã được quy định tại khoản 1, điều 29 về “Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp”, Nghị định số 71/2013 ngày 11-7-2013 của Chính phủ về Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vấn đề này cũng đã được nhắc lại trong Quyết định số 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 85 ngày 11-3-2015 của Văn phòng Chính phủ và gần đây nhất là Công văn số 1821 ngày 25-3-2015 của NHNN.

Theo các văn bản trên, có hai trường hợp liên quan đến việc thoái vốn phải được NHNN xem xét chấp thuận theo quy định tại Luật các TCTD và Thông tư số 06/2010 ngày 26-2-2010 của Thống đốc NHNN.

Thứ nhất là trường hợp cổ đông lớn (sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên) của TCTD phải chuyển nhượng cổ phần. Thứ hai là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần (dù sẽ hay không trở thành cổ đông lớn của TCTD).

Đối với trường hợp thứ nhất thì sẽ không có vướng mắc, do đơn thuần là thủ tục mang tính hình thức, vì việc chuyển nhượng là bắt buộc theo yêu cầu của Chính phủ. Vấn đề chỉ còn là bán thế nào, bán giá nào và bán cho ai? Điều này cũng đồng thời liên quan đến trường hợp thứ hai, đó là ai sẽ là người mua và nhất là ai sẽ trở thành cổ đông lớn của các ngân hàng cổ phần?

... đọc tiếp tại đây

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC

tbktsg

Các tin tức khác

>   NCB đặt kế hoạch lợi nhuận 2015 đạt 300 tỷ đồng (07/04/2015)

>   ACB đã mua 665 tỷ đồng cổ phiếu quỹ trong 2014, đề cử ông Dominic Scriven vào HĐQT (07/04/2015)

>   STB đặt kế hoạch 2015 tăng vốn 9%, lãi trước thuế 3,000 tỷ đồng (07/04/2015)

>   VietinBank - Nấc thang vươn tầm khu vực (08/04/2015)

>   ABBank: Lãi trước thuế 2014 giảm 18%, đạt 151 tỷ đồng (06/04/2015)

>   VietinBank đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính cho doanh nghiệp (06/04/2015)

>   MHB đã xây dựng đề án sáp nhập vào BIDV từ quý 4/2014 (06/04/2015)

>   NamABank bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc Lương Thị Cẩm Tú (04/04/2015)

>   OceanBank tiếp tục thay Chủ tịch HĐQT (06/04/2015)

>   Có thể thêm ngân hàng tham gia gói 30.000 tỷ đồng (06/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật