Thứ Ba, 14/04/2015 13:29

Sự phân hóa trong nhóm cổ phiếu ngành mía đường

Hiện các doanh nghiệp mía đường niêm yết trong nước đã có khoảng cách khá lớn về quy mô cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Có doanh nghiệp tổng tài sản tính bằng hàng ngàn tỷ đồng nhưng cũng có doanh nghiệp chỉ mới chớm vượt lên trăm tỷ, hay lợi nhuận cũng đối lập giữa lãi và lỗ.

Tài sản tăng và có phân hóa mạnh

Xét về quy mô tổng tài sản, có sự chênh lệch khá lớn giữa các công ty mía đường niêm yết, trong khi Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) có khối tài sản đồ sộ hơn 3,315 tỷ thì tổng tài sản của công ty nhỏ nhất Đường Kon Tum (HNX: KTS) chỉ ở mức gần 140 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2014. Chưa kể đến việc nếu hoàn tất sáp nhập các công ty mía đường Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (HOSE: SEC) vào SBT, Đường Ninh Hòa (HOSE: NHS) vào Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) thì khối tài sản này càng bỏ xa các doanh nghiệp còn lại.

Xét tổng quan về toàn ngành, theo Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến 15/12/2014 là 173,240 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 6,040 tấn. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/02/2015 là 315,530 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 104,090 tấn.

So với thời điểm đầu năm 2014, hầu hết doanh nghiệp trong ngành mía đường đều có tổng tài sản tăng chủ yếu do hàng tồn kho, tăng vốn hoặc tăng đầu tư tài sản cố định.

Trong đó, SEC tạo ấn tượng mạnh khi tổng tài sản tính đến 31/212/2014 tăng trưởng 44% so với đầu năm, lên gần 1,200 tỷ đồng nhờ tài sản cố định cao gấp đôi, ở mức 772 tỷ đồng, chủ yếu là xây dựng cơ bản dở dang. Được biết, SEC đang có dự án nâng cấp chất lượng và công suất ép mía từ 3,200 TMN lên 6,000 TMN. Tương tự như SEC, NHS có tài sản cố định tăng từ 600 tỷ lên 740 tỷ đồng, đẩy tổng tài sản của công ty tăng trưởng 6%.

Còn hàng tồn kho tăng đẩy tăng tổng tài sản xuất hiện tại SBT và BHS. Cụ thể, hàng tồn kho tính đến 31/12/2014 của SBT tăng 149% hay BHS tăng 86% so với thời điểm cách đây 1 năm khiến tổng tài sản tăng lần lượt 2% và 7%.

Riêng tại Mía đường Lam Sơn (LSS), trong khi hàng tồn kho giảm mạnh 41% nhưng tổng tài sản của công ty vẫn tăng 3% là nhờ việc tăng vốn mạnh từ 500 tỷ 700 tỷ đồng.

Tổng tài sản và hàng tồn kho các doanh nghiệp mía đường niêm yết tính đến 31/12/2014

ĐVT: tỷ đồng

Tổng tài sản
Hàng tồn kho

Chỉ có Mía đường Sơn La (HNX: SLS) và Đường Kon Tum (HNX: KTS) là hai doanh nghiệp trong ngành ghi nhận tổng tài sản giảm, lần lượt 4% và 15% so với đầu năm, nguyên nhân do giảm nợ ngắn hạn và tài sản cố định.

NHS, BHS và SBT chiếm 80% lợi nhuận toàn ngành

Không chỉ chênh lệch lớn về tổng tài sản, lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường niêm yết cũng có sự phân hóa khá lớn. Về lãi gộp, so sánh trong cùng giai đoạn (từ 01/01-31/12/2014) thì NHS đứng đầu về tỷ lệ lãi gộp gần 20%, tiếp đến là SEC với 17.5%.

Đặc biệt SLS và KTS có tỷ lệ lãi gộp chưa đến 10%, thậm chí tỷ lệ này ở KTS chỉ đạt 4.2%. Đây cũng là hai doanh nghiệp có tỷ lệ lãi gộp sụt giảm mạnh nhất trong ngành so với năm 2013 từ mức 15.8% với SLS và 11.5% tại KTS. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do doanh thu của hai công ty đều giảm mạnh 28-35% so với năm 2013.

Lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp mía đường trong 4 quý từ 01/01-31/12/2014
ĐVT: tỷ đồng

Xét về lãi ròng, NHS và SBT dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế trên 100 tỷ đồng trong giai đoạn 01/01/2014-31/12/2014, bỏ xa nhóm doanh nghiệp còn lại. Đáng chú ý là lợi nhuận của NHS và BHS trong giai đoạn này đều cao gấp đôi năm 2013, lần lượt đạt 187 tỷ và 82 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của ba doanh nghiệp này, NHS, SBH và BHS chiếm đến 80% lợi nhuận toàn ngành.

LNST của DN mía đường niêm yết giai đoạn từ 01/01/2014-31/12/2014
ĐVT: tỷ đồng

Ở chiều ngược lại, lợi nhuận sau thuế của SLS giảm mạnh 65% xuống mức 18 tỷ đồng hay hay thậm chí là lỗ hơn 3 tỷ đồng như ở KTS.

Được biết, trong năm 2014, nguyên nhân chính ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường là giá đường trên thế giới vẫn có xu hướng đi xuống. Mặc dù đã có đợt hồi phục về giá trong nửa đầu năm 2014 nhưng giá đường thế giới vẫn lao dốc kể từ nửa cuối năm và tiếp tục đi xuống trong những tháng đầu năm 2015.

Nhóm các doanh nghiệp SBT, SEC, BHS, NHS đã đổi niên độ tài chính bắt đầu từ 01/07 năm này đến 30/06 năm sau kể từ giữa năm 2014 với niên độ 2014 là 01/01/2014 – 30/06/2014.

Minh Hằng

Các tin tức khác

>   KSA: Thông báo thư mời, giấy đăng ký, quy chế làm việc và nguyên tắc thể lệ biểu quyết họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (14/04/2015)

>   HAS: Thông báo đường link tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (14/04/2015)

>   SGT: Thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (14/04/2015)

>   CSV: Báo cáo thường niên năm 2014 (14/04/2015)

>   TRC: Báo cáo thường niên năm 2014 (14/04/2015)

>   KMR: Báo cáo thường niên năm 2014 (14/04/2015)

>   DTL: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (14/04/2015)

>   Cơ hội để sở hữu những căn hộ cuối cùng của dự án Sunview Town (14/04/2015)

>   TDH: Kế hoạch lãi 55 tỷ, chào bán 21 triệu cp giá 12,500 đồng/cp (14/04/2015)

>   HHG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (14/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật